Yêu Nữ Thích Hàng Hiệu (2006)
Đánh Giá Của Bạn
Yêu Nữ Thích Hàng Hiệu: Bộ phim kinh điển về ngành thời trang bạn không nên bỏ lỡ

Sự hóa thân tài tình của nữ diễn viên gạo cội Meryl Streep trong vai tổng biên tập quyền lực của Tạp chí Thời Trang Runway; Từng thước phim đều lung linh với váy vóc, quần áo, phụ kiện hàng hiệu đến từ Hermes, Gucci, Chanel,… Tất cả đã tạo nên sự mãn nhãn tuyệt đối cho người xem và lập tức giúp Yêu Nữ Thích Hàng Hiệu (The Devil Wears Prada) nằm chễm chệ trong danh sách những bộ phim kinh điển của điện ảnh Mỹ. 

Yêu Nữ Thích Hàng Hiệu: Bộ phim kinh điển về ngành thời trang bạn không nên bỏ lỡ

NNH, 22:37 25/07/2023

Thông tin phim Yêu Nữ Thích Hàng Hiệu

  • Tên phim: Yêu Nữ Thích Hàng Hiệu
  • Tên gốc: The Devil Wears Prada
  • Thể loại: Phim hài
  • Đạo diễn: David Frankel
  • Kịch bản: Aline Brosh McKenna
  • Dựa trên The Devil Wears Prada của Lauren Weisberger
  • Diễn viên: Anne Hathaway, Meryl Streep, Emily Blunt, Stanley Tucci, Simon Baker, Adrian Grenier
  • Quốc gia: Mỹ
  • Thời lượng: 109 phút
  • Năm phát hành: 2006

Nguồn: Rotten Tomatoes Classic Trailers

Nếu bạn là fans cứng của điện ảnh Hollywood hay một tín đồ thời trang, chắc chắn bộ phim Yêu Nữ Thích Hàng Hiệu - The Devil Wears Prada sẽ không còn xa lạ với bạn. Dựa theo tiểu thuyết cùng tên, tác phẩm điện ảnh này ra mắt vào năm 2006 với sự tham gia của 2 nữ diễn viên chính là Meryl Streep (trong vai Miranda Priestly) và Anne Hathaway (trong vai Andrea Sachs).

yeu-nu-hang-hieu-7

Nội dung phim Yêu Nữ Thích Hàng Hiệu

Lấy cảm hứng từ công việc trợ lý của mình cho Tổng biên tập tạp chí Vouge - Anna Wintour, Lauren Weisberger đã chắp bút viết nên cuốn tiểu thuyết vô cùng ăn khách Devil wears Prada, kể về cô sinh viên mới ra trường Andrea Sachs với ước mơ trở thành một nhà báo nhưng may rủi thế nào lại được nhận làm trợ lý cho bà Miranda Priestly – tổng biên tập của tạp chí Runway, vị trí mà theo cô được biết là mơ ước của hàng triệu cô gái ngoài kia.

Hai người phụ nữ tưởng chừng không liên quan gì đến nhau lại cùng nhau làm việc
Hai người phụ nữ tưởng chừng không liên quan gì đến nhau lại cùng nhau làm việc

Yêu Nữ Thích Hàng Hiệu kể về Andy - Một cô gái trẻ với khát khao phát triển sự nghiệp tại New York. Cô luôn suy nghĩa rằng vẻ đẹp trí tuệ chính là thước đo cho mọi thứ. Còn Miranda - Một người phụ nữ thành đạt, quyền lực trong công việc nhưng đời sống gia đình không hạnh phúc. Hai số phận, hai con người dường như không liên quan đến nhau nhưng vì muốn trải nghiệm cảm giác mới lạ nên Miranda đã quyết định nhận Andy làm trợ lý cho mình. Sự lựa chọn này đã giúp 2 người phụ nữ nhận ra nhiều điều trong cuộc sống. 

Andy dần đạt được sự công nhận của mọi người sau những cố gắng của bản thân
Andy dần đạt được sự công nhận của mọi người sau những cố gắng của bản thân

Đối với Andy, cô đã bắt đầu hiểu được sự khắc nghiệt và khó khăn của công việc này. Đặc biệt, điều thay đổi đầu tiên chính là gu ăn mặc của mình. Sau nhiều cố gắng để hòa nhập và làm quen với công việc, Andy dần đạt được sự công nhận của mọi người, nhưng cô phải đánh đổi rất nhiều cho điều này. Hành trình mà Andy trải qua cũng giống như câu chuyện của Miranda, đều mang đến cho khán giả những bài học quý giá cho việc phát triển sự nghiệp trong thời đại mới. 

Diễn viên - Nhân vật

Nhiều người tin rằng, hình tượng Tổng biên tập Miranda Priestley được lấy cảm hứng từ “Bà đầm thép” Anna Wintour – Tổng biên tập nổi tiếng của tạp chí Vogue. Nhưng thực chất, Tổng biên tập quá cố của tạp chí Harper's Bazaar - Liz Tilberis mới là nguồn cảm hứng cho nhân vật này. Đây là quyết định của chính nữ diễn viên Meryl Streep cùng với sự bàn bạc của chuyên gia trang điểm và nhà thiết kế trang phục của Yêu Nữ Hàng Hiệu. 

Tổng biên tập Miranda Priestley được lấy cảm hứng từ Tổng biên tập quá cố của tạp chí Harper's Bazaar - Liz Tilberis
Tổng biên tập Miranda Priestley được lấy cảm hứng từ Tổng biên tập quá cố của tạp chí Harper's Bazaar - Liz Tilberis

Tên gốc của phim có nhắc tới hãng thời trang nổi tiếng thế giới Prada, tuy nhiên nữ chính Miranda lại không chuộng đồ của nhà mốt Ý. Vậy nên, stylist của đoàn phim đã tìm đến kho lưu trữ của nhà thiết kế Donna Karan nhằm tìm kiếm các bộ trang phục bó sát từ thập niên 80 và 90 để tạo được sự khác biệt và trở thành hình ảnh đặc trưng cho phong cách của Miranda Priestley. 

Đoàn làm phim không chọn những thiết kế đang thịnh hành ở thời điểm quay phim để chứng minh bản thân nhân vật Miranda Priestley đã có sẵn bản lĩnh thời trang tuyệt với tới mức dù mặc đồ cũ hàng chục năm nhưng vẫn dẫn đầu xu hướng. 

Từ một cô gái quê mùa, Andy trở thành một cô gái hàng hiệu
Từ một cô gái quê mùa, Andy trở thành một cô gái hàng hiệu

Trước khi trở thành cô trợ lý học việc Andy của Yêu Nữ Thích Hàng Hiệu, Anne Hathaway vốn được biết tới là một diễn viên của nhà Disney qua loạt phim Nhật ký công chúa. Bộ phim đã đưa sự nghiệp của nữ diễn viên đạt đỉnh cũng như thay đổi cái nhìn của Anne về thời trang, từ đó khẳng định lại phong cách của cô cho tới bây giờ. 

Phân cảnh kinh điển nhất của Yêu Nữ Thích Hàng Hiệu - The Devil Wears Prada là khiến Andy từ một cô gái luộm thuộm thành một cô nàng ăn mặc sành điệu, thời thượng. Phần lớn các trang phục, phụ kiện tạo nên diện mạo mới của Andy đều đến từ hãng mốt Chanel. Vào thời điểm làm phim, hãng Chanel rất muốn mở rộng thị trường, hướng đến người tiêu dùng là các cô nàng trẻ tuổi. Do đó thương hiệu này rất nhiệt tình cho các diễn viên mượn đồ để nhân tiện quảng bá trong phim. 

Các bộ trang phục trong The Devil Wears Prada đều được các nhà thiết kế tên tuổi tài trợ
Các bộ trang phục trong The Devil Wears Prada đều được các nhà thiết kế tên tuổi tài trợ

Đoàn phim The Devil Wears Prada không phải chi trả toàn bộ số tiền cho trang phục. Bởi ngoài Chanel thì còn nhiều nhà thiết kế danh tiếng cũng tài trợ quần áo và phụ kiện để tạo nên tác phẩm hào nhoáng này. Nhà thiết kế Frankel đã ước tính giá trị những bộ quần áo, váy, giày dép, phụ kiện được sử dụng trong phim lên tới khoảng 1 triệu USD. Trong đó, món đồ đắt nhất là chiếc vòng 100.000 USD (khoảng 2,3 tỷ đồng) của thương hiệu Fred Leighton mà Meryl Streep đeo trên cổ.

Yêu Nữ Thích Hàng Hiệu không chỉ là một bộ phim giải mã ngành thời trang mà còn là bộ phim hay về động lực sống và làm việc cho những lý tưởng lớn của con người. Andrea là một cô gái với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán nhưng đan xen đó là sự yếu đuối và ngọt ngào. Qua đó, khán giả sẽ thấy rằng, hạnh phúc đôi khi khác xa với ánh hào quang phù phiếm mà hàng triệu người đang tôn thờ. Sẽ không có cuộc sống nào hạnh phúc hơn là được làm chính mình. 

Bài khác