Trương Nghệ Mưu
Đánh Giá Của Bạn
Trương Nghệ Mưu là ai? Vị đạo diễn trở thành tượng đài điện ảnh Trung Quốc

Trương Nghệ Mưu là vị đạo diễn nổi tiếng hàng đầu của điện ảnh Trung Quốc. Ông đã dàn dựng rất nhiều tác phẩm phim ảnh kinh điển cho làng điện ảnh Hoa Ngữ. Bên cạnh đó, Trương Nghệ Mưu cũng là tổng đạo diễn của lễ khai mạc và bế mạc Olympic Bắc Kinh 2008, Paralympic Bắc Kinh 2008 và Olympic Bắc Kinh 2022.

Trương Nghệ Mưu là ai? Vị đạo diễn trở thành tượng đài điện ảnh Trung Quốc

NNH, 22:11 24/06/2023

Thông tin đạo diễn Trương Nghệ Mưu

  • Tên đầy đủ: Trương Nghệ Mưu (张艺谋)
  • Ngày sinh: 02/04/1950
  • Quê quán: Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc
  • Học vấn: Học viện Điện ảnh Bắc Kinh
  • Nghề nghiệp: Đạo diễn phim, nhà sản xuất, nhà quay phim
  • Vợ: Tiêu Hoa(肖华) (1978-1988); Trần Đình (陈婷) (2011-nay)
  • Bạn đời: Củng Lợi, Chương Tử Di

Đã ngoài 70 tuổi, đạo diễn Trương Nghệ Mưu đang sở hữu mọi thứ mà ai cũng mơ ước: sự nghiệp lẫy lừng, gia đình êm ấm cùng khối tài sản ước tính hàng chục triệu USD. Ông là cha đẻ của những kiệt tác nổi tiếng toàn thế giới. "Đạo diễn bậc thầy" Trương Nghệ Mưu là người châu Á hiếm hoi được giới chuyên môn và truyền thông quốc tế kính trọng.

truong-nghe-muu-7

Tiểu sử Trương Nghệ Mưu 

Trương Nghệ Mưu sinh ra và lớn lên tại Tây An, Thiểm Tây. Ông có cả cha và chú đều là sĩ quan tốt nghiệp Trường Quân sự Hoàng Phố nổi tiếng. Mẹ ông là bác sĩ da liễu tại Bệnh viện Giao thông Tây An. Sau Cách mạng Văn hóa, gia đình Trương Nghệ Mưu gặp không ít khó khăn về tài chính. Sau khi học xong cấp 3, ông về lại Thiểm Tây và làm nông dân suốt 3 năm, sau đó trở thành công nhân nhà máy dệt may trong 7 năm. 

Gia đình của Trương Nghệ Mưu được cho là phản cách mạng, vì vậy mà luôn bị người dân xa lánh. Vì sớm say mê với nghệ thuật, ông thường xuyên đi chụp và đăng ảnh lên báo địa phương. Mãi tới năm 29 tuổi ông mới theo học Học viện Điện ảnh Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp, ông phát triển sự nghiệp với vai trò đạo diễn. 

Trương Nghệ Mưu nhanh chóng thành công với vai trò là đạo diễn phim
Trương Nghệ Mưu nhanh chóng thành công với vai trò là đạo diễn phim

Ngay từ những ngày đầu trên con đường nghệ thuật, Trương Nghệ Mưu rất cố gắng và nỗ lực. Tuy có nhiều khó khăn nhưng ông cũng vươn lên để thỏa sức đam mê của bản thân. Trương Nghệ Mưu từng đi công tác tại nhà máy sản xuất phim Quảng Tây. Từ đây, sự nghiệp của ông ngày càng thăng hoa và phát triển. 

Năm 1983, đạo diễn Trương đã có được những thành công đầu tiên và liên tục sau đó đạt những giải thưởng lớn về quay phim, nhiếp ảnh và diễn xuất. 

Trương Nghệ Mưu là tổng đạo diễn Olympic Bắc Kinh
Trương Nghệ Mưu là tổng đạo diễn Olympic Bắc Kinh

Lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008 - Nguồn: Olympics

Những bộ phim lột tả cuộc đời vị đạo diễn

Bên cạnh những vị đạo diễn nổi tiếng như Trương Quân Chiêu, Trần Khải Ca, Trương Kiện Tân… Trương Nghệ Mưu đã ghi dấu bằng tiếng nói cá nhân trong điện ảnh. Tuổi trẻ, các vị đạo diễn này đều đã trải qua, chứng kiến hay bị giam hãm và chịu nhiều tổn thương bởi thời cuộc. Vì vậy mà họ có những quan điểm nổi loại khi làm phim, có nhiều góc nhìn hơn và chất vấn về xã hội.

Với đạo diễn Trương lại càng rõ ràng khi ông là người chất vấn nhiều nhất, sâu nhất và đau đớn hơn tất cả các đạo diễn cùng thời. Phim của ông tập trung lột tả nỗi thống khổ của những con người bé nhỏ dưới dòng chảy của thời đại.

Các tác phẩm của vị đạo diễn tài ba này đều khiến khán giả phải ngẫm rất nhiều
Các tác phẩm của vị đạo diễn tài ba này đều khiến khán giả phải ngẫm rất nhiều
Phim võ thuật của Trương Nghệ Mưu
Phim võ thuật của Trương Nghệ Mưu

Những tác phẩm đầu tay của đạo diễn Trương “Cao lương đỏ" (1987), “Cúc Đậu” (1990), “Đèn lồng đỏ treo cao” (1991), “Thu Cúc đi kiện” (1992) đều có những người phụ nữ chịu cảnh đày đọa, lăng nhục, bị kìm nén bởi xã hội, hủ tục của chế độ phong kiến. Nhưng họ vẫn có khát khao sống mãnh liệt. 

Những bộ phim của Trương Nghệ Mưu rất “đời” vì cuộc đời của ông đã chính là một cuốn phim. Phim của vị đạo diễn này mang đậm tính cá nhân, không phô trương, không có những cảnh phim hoành tráng mà chủ yếu tập trung vào nhân vật, số phận cụ thể và những câu chuyện đầy cảm động, khiến người xem phải ngẫm rất nhiều. 

Vị đạo diễn dành được rất nhiều giải thưởng cao quý
Vị đạo diễn dành được rất nhiều giải thưởng cao quý

Trương Nghệ Mưu đã có công lớn trong việc khai thác giá trị văn hóa truyền thống Trung Hoa để đưa vào phim ảnh, nói cách khác đây là một hình thức “xuất khẩu văn hóa" Trung Quốc qua điện ảnh. Những thước phim của ông mang tính thẩm mỹ cao khi được sử dụng nhiều màu sắc và góc máy. 

Chín “Mưu lang nữ”

Quan điểm để làm một “Mưu nữ lang" của vị đạo diễn tài ba này phải là những nữ diễn viên không phẫu thuật thẩm mỹ để giữ được các biểu cảm có hồn nhất trên màn ảnh.

Lưu Hạo Tồn (1998), đóng chính trong "One Second" (2020), "Huyền nhai chi thượng", "Thư kích thủ" của Trương Nghệ Mưu. Ông đánh giá cao nữ diễn viên ở khả năng vũ đạo và năng lực cảm thụ nhân vật. 

Lưu Hạo Tồn
Lưu Hạo Tồn

Châu Đông Vũ (1992) được Trương Nghệ Mưu phát hiện vào năm 2010, ngay lập tức cô được mời đóng chính "Chuyện tình cây táo gai". Năm 2019, hai người lại hợp tác trong "Vững như bàn thạch". Châu Đông Vũ gây nhiều tranh cãi về ngoại hình nhưng hầu hết các bộ phim cô đóng đều có doanh thu và chất lượng rất cao như "Better Days", "Us and Them", "Better Days".

Châu Đông Vũ
Châu Đông Vũ

Tôn Lệ (1982) đóng “Vô ảnh” của Trương Nghệ Mưu vào năm 2018, bên cạnh nam chính là Đặng Siêu. Nam đạo diễn nói Tôn Lệ có tư chất tốt, năng khiếu trời phú. Trước khi vào đoàn, nữ diễn viên đã dành 2 tháng luyện cổ cầm khiến đạo diễn Trương phải kinh ngạc vì khả năng chơi đàn của cô. 

Tôn Lệ
Tôn Lệ

Quan Hiểu Đồng (1997) đóng nữ phụ trong "Vô ảnh", tuy cô xuất hiện ít nhưng vẫn để lại phần thể hiện khó quên. Quan Hiểu Đồng đã đóng phim từ năm 4 tuổi và có nhiều tác phẩm nổi bật như "Phường tơ lụa","Tái sinh duyên","Vô cực", "If You Are The One 2", "Khổng Tử Xuân Thu", "Tiểu trượng phu", "Điềm mật bạo kích", "Hiên Viên kiếm: Hán Chi Vân"...

Quan Hiểu Đồng
Quan Hiểu Đồng

Cảnh Điềm (1988) là nữ chính của "Tử chiến Trường Thành" (2016), hợp tác cùng các tài tử Matt Damon, Pedro Pascal, Willem Dafoe, Lưu Đức Hoa. Vai diễn này bị chê nhạt nhòa và thiếu cá tính. Đây cũng là bộ phim của đạo diễn Trương phải nhận số điểm thấp nhất 4,9/10 trên Douban.

Cảnh Điềm
Cảnh Điềm

Củng Lợi (1965) hợp tác với Trương Nghệ Mưu qua 9 bộ phim, nổi bật như "Phải sống", "Thu Cúc đi kiện", "Đèn lồng đỏ treo cao"... Hai người cũng nên duyên khi làm việc chung, dù vị đạo diễn đã có vợ con. Sau đó, Trương Nghệ Mưu ly hôn vợ để đến bên Củng Lợi. Nhưng mối quan hệ này tan vỡ năm 1995. Tôn Lê cho biết cô luôn sẵn lòng tham gia phim của tình cũ, còn vị đạo diễn nhận xét khó tìm được người thứ hai hợp tác ăn ý như cô. 

Củng Lợi
Củng Lợi

Nghê Ni (1988) được giới chuyên môn đánh giá cao qua bộ phim "Kim Lăng thập tam thoa" (2011). Tuy nhiên sau đó cô không nổi bật với những vai diễn tiếp theo. Song cô lại thành công hơn ở mảng thời trang. 

Nghê Ni
Nghê Ni

Chương Tử Di (1979) đóng "Thập diện mai phục", "Anh hùng" và "Đường về nhà" của Trương Nghệ Mưu. Ông cho rằng, sự nghiệp của nữ diễn viên như một giấc mộng. Cô có năng lực và biết nắm bắt cơ hội. 

Chương Tử Di
Chương Tử Di

Đổng Khiết (1980) đóng phim "Happy Times", lúc này cô chưa có kinh nghiệm diễn xuất. Đạo diễn Trương đã nhận xét cô là một giai nhân điềm tĩnh, ít nói nhưng rất chính kiến. Sau tác phẩm này, Đổng Khiết trở thành nữ diễn viên hàng đầu Hoa Ngữ. 

Đổng Khiết
Đổng Khiết

Bài khác