Robocop - Cảnh Sát Người Máy (2014)
Đánh Giá Của Bạn
Robocop - Cảnh Sát Người Máy: Bản Remake chưa hoàn hảo

Nếu bạn là fans của các siêu anh hùng Hollywood thì chắc chắn không mấy xa lạ với các anh hùng nửa người nửa máy. Năm 2014, RoboCop là bộ phim được remake lại phiên bản năm 1987, với mức đầu tư khoảng 120 triệu USD cùng kỹ xảo vô cùng bắt mắt. Tuy nhiên, tác phẩm này lại không được đánh giá cao nếu đặt lên bàn cân với phiên bản gốc. 

Robocop - Cảnh Sát Người Máy: Bản Remake chưa hoàn hảo

NNH, 23:14 12/07/2023

Thông tin phim Cảnh Sát Người Máy 

  • Tên phim: Cảnh Sát Người Máy 
  • Tên gốc: Robocop
  • Dựa trên: RoboCop của Edward Neumeier and Michael Miner
  • Đạo diễn: José Padilha
  • Diễn viên: Joel Kinnaman, Gary Oldman, Michael Keaton, Samuel L. Jackson
  • Thể loại: Khoa học viễn tưởng, Hành động
  • Quốc gia: Mỹ
  • Công chiếu: 12/2/2014 

Nguồn: Galaxy Studio

Ra mắt lần đầu vào năm 1987, Robocop của đạo diễn Paul Verhoeven đã trở thành bom tấn thời đó với nội dung và cách thể hiện ấn tượng về thế giới tương lai, nơi một nhóm nhà khoa học chế tạo ra con robot từ chính cơ thể người. Hơn 20 năm sau, hãng Sony đã làm lại bộ phim này với sự trợ giúp từ kỹ xảo hiện đại và đắp lên nó những lớp nghĩa mới nhằm phù hợp với thời cuộc. 

Robocop-7

Phiên bản remake năm 2014 không hoàn toàn đi theo nội dung Robocop năm 1987 mà chỉ cóp nhặt lại các nhân tố quan trọng nhất và đẩy nó theo một hướng hoàn toàn khác biệt. 

Cốt truyện phim Cảnh Sát Người Máy 

RoboCop 2014 kể về câu chuyện OmniCorp - tập đoàn công nghệ chuyên phát triển các sản phẩm tự động cho người khuyết tật tay chân và sản xuất những bộ giáp exo-skeletal có khả năng nâng cao sức mạnh và tốc độ con người. Nhưng doanh thu chính của OmniCorp lại bắt nguồn từ dòng sản phẩm robot an ninh ED, EM và XT. Chúng được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằm chống lại tội phạm và duy trì trật tự xã hội. Nhưng tại Mỹ thì khác, việc sử dụng robot được cho là vi phạm pháp luật, đa số mọi người đều phản đối việc dùng các cỗ máy vô tri này vào việc bảo vệ cuộc sống của họ. 

Để chuẩn bị cho việc mở rộng dòng sản phẩm này tại Mỹ, CEO OmniCorp là Raymon Sellars quyết định thử nghiệm trên người thật. Ông lắp phần cơ thể còn lại của Alex Murphy - Sỹ quan cảnh sát mẫu mực vào một cỗ máy sau khi Alex bị thương nặng trong một vụ cài bom của bọn tội phạm. 

Phần 'người' sót lại của viên sỹ quan cảnh sát
Phần "người" sót lại của viên sỹ quan cảnh sát
Alex Murphy được ghép vào cơ thể một con robot
Alex Murphy được ghép vào cơ thể một con robot

Với sự giúp đỡ của cộng sự - tiến sỹ Dennet Norton, Sellars thành công trong việc tạo nên một cảnh sát nửa người, nửa máy và giúp phần người của Murphy trở nên mạnh mẽ hơn khi anh bắt đầu điều khiển được hệ thống máy móc trên cơ thể mình. 

Sau những ý kiến trái chiều của khán giả với RoboCop 2, RoboCop 3 cùng hai chương trình truyền hình không nổi tiếng RoboCop: The Series và RoboCop: Prime Directives, người hâm mộ Paul Verhoeven trong RoboCop 1987 đã vô cùng nghi ngờ trước thông tin vị đạo diễn của Elite Squad - José Padilha sẽ cùng với Joel Kinnaman làm bộ phim này. Tuy đã thành công nhưng RoboCop 1987 vẫn bị cho là khá bạo lực bởi nó đả kích tới thói quen tiêu dùng của người Mỹ. 

Trong vòng hơn 20 năm kể từ ngày bộ phim ra mắt, rất nhiều chi tiết viễn tưởng trong phim thành sự thật, đồng nghĩa với việc Padilha sẽ phải tiếp cận chủ đề này theo một con đường khác, mới mẻ và mang tới cho người xem một sản phẩm có sức hút không kém phiên bản gốc. 

RoboCop năm 1987
RoboCop năm 1987

Kết quả là RoboCop 2014 ra đời, bộ phim có lẽ khiến các fans series phim này có phần thất vọng nhưng vẫn lôi kéo được những ai không quá khắt khe với các phiên bản remake như thế của Hollywood. Dù có khá nhiều điểm tương đồng, nhưng tính châm biếm trong phim đã giảm kha khá, thay vào đó là đưa ra những câu hỏi mang tính triết học về con người. Đặc biệt, vấn đề sử dụng robot và những thiết bị điều khiển tự động trong cuộc sống thực tế hàng ngày. 

Khán giả chờ mong một bộ phim trào phúng và mỉa mai sẽ phải thất vọng bởi cách tiếp cận vấn đề của RoboCop 2014 khá nghiêm túc. Tuy nhiên, như đã nói thì bộ phim sẽ hợp với bối cảnh lúc bấy giờ và đưa ra những vấn đề thú vị. 

Kịch bản thiếu sự kịch tính

Phần đầu phim RoboCop - Cảnh Sát Người Máy tốn nhiều thời gian vào những câu chuyện xoay quanh quyết định sáng tạo một loại robot mới. Do đó những cảnh phim này được giải quyết chóng vánh và thiếu kịch tính, đơn cử như RoboCop không đi truy quét tội phạm trên đường phố sau khi hạ gục một người ở nơi công cộng mà lại đi tìm hiểu về vụ án của chính mình. 

Đoạn kết thì chắp vé được sử dụng khi đột nhiên Cảnh Sát Người Máy khám phá ra bí mật của mình và lao xe đi giải quyết. Sự chậm chạp từ phần đầu đã kéo mạch phim xuống khiến sự vội vã ở cuối phim trở nên kệch cỡm, theo kiểu “cố cho xong”. Khán giả chưa thể cảm nhận hết sự anh hùng của RoboCop.

Những cảnh phim này được giải quyết chóng vánh và thiếu kịch tính
Những cảnh phim này được giải quyết chóng vánh và thiếu kịch tính

Việc đầu tư mạnh vào phần đầu phim thực tế cũng mang một chút ý nghĩa, tạo tiền đề cho một phần hấp dẫn nhất phim - những xung đột giữa phần người và phần máy trong một thân thể. OmniCorp thiết lập một hệ thống nhằm thao túng các hành động và quyết định của RoboCop, lấy đi cảm xúc của anh và biến anh thành một “cỗ máy có nhận thức”.

Nhưng hành trình Alex vượt sự thao túng đó để đưa ra quyết định của bản thân cùng cảnh tiêu diệt kẻ chủ mưu trên sân thượng tòa nhà OmniCorp. Bộ phim trở nên sến sẩm hơn so với mục đích ban đầu là tạo ra một bộ phim anh hùng bất khuất mang nét đẹp Hollywood. 

Nếu khán giả vẫn muốn tìm kiếm một bộ phim giải trí thỏa mãn phần nghe nhìn cho ngày cuối tuần rảnh rỗi thì RoboCop 2014 là sự lựa chọn hợp lý. Phần kỹ xảo đỉnh cao cùng các pha hành động mạnh chắc chắn khiến khán giả hài lòng. Tuy chưa chặt chẽ và hấp dẫn về nội dung nhưng RoboCop thể hiện nhiều lớp nghĩa khác nhau về chính trị, xung đột giữa con người - robot, tư tưởng Mỹ mà có lẽ nhiều người muốn khám phá. 

Bài khác