Bố Già (2021)
Đánh Giá Của Bạn
Bố Già 2021: Cảm xúc thật nhưng vẫn còn loạt sạn khó đỡ

Với tác phẩm đầu tay, Bố Già đã thể hiện được chất riêng của Trấn Thành trong những đoạn đối thoại hài hước, sâu sắc và độc đáo. Bộ phim cho khán giả thấy những khung cảnh đời thường, vô cùng gần gũi dưới góc nhìn rất chân thực và ấm áp được truyền tải qua các nhân vật. 

Bố Già 2021: Cảm xúc thật nhưng vẫn còn loạt sạn khó đỡ

NNH, 23:35 11/09/2023

Thông tin phim Bố già (2021) - Bản chiếu rạp

  • Tên Phim: Bố Già
  • Đạo diễn: Vũ Ngọc Đãng, Trấn Thành
  • Diễn viên: Trấn Thành, Tuấn Trần, Ngân Chi, NSND Ngọc Giàu, Lê Giang, Lan Phương
  • Quốc gia: Việt Nam
  • Thể loại: Tình cảm, Tâm lý, Hài hước
  • Thời lượng: 128 phút
  • Năm khởi chiếu: 2021

Nguồn: TRẤN THÀNH TOWN

Kịch bản không quá cao trào

Trấn Thành cũng chính là người chắp bút kịch bản phim cùng đạo diễn Vũ Ngọc Đãng. Bố Già không đặt nặng vấn đề cơm áo gạo tiền như webdrama trước đó mà cốt truyện sẽ tập trung vào câu chuyện của gia đình Ba Sang, Quắn và Bù Tọt.

bo-gia-1

Với xuất phát điểm từ một webdrama, Trấn Thành đã khéo léo đưa vào bộ phim nhiều tính chất điện ảnh hơn. Nhưng việc tạo tình tiết thú vị phát triển bộ phim lại vô tình khiến cho mạch phim có quá nhiều nút thắt mà kịch bản lại không thể giải quyết một cách triệt để. 

Phim có cách mở đầu rất nhẹ nhàng, các nhân vật chính đang làm công việc thường ngày của họ, tạo nên cảm giác bình yên bao bọc xóm nghèo ngập nước. Sau đó những nhân vật có đóng góp vào cốt truyện dần dần được giới thiệu. Đây là cấu trúc khá cơ bản của mọi bộ phim đã được Bố Già làm tốt. 

Nhưng tới giữa phim, câu chuyện lại bị bẻ sang hướng khác. Những drama nhỏ liên tục xảy ra, đẩy nhịp phim vào cao trào khi mâu thuẫn giữa Ba Sang và Quắn bùng nổ. Có vẻ Bố Già đã quá tập trung xây dựng tính cách 2 nhân vật chính mà quên mất phải bồi đắp cho dàn nhân vật phụ, nhất là Bù Tọt - nhân vật kết nối giữa ba Sang và Quắn. 

Bộ phim xoay quanh câu chuyện về gia đình Ba Sang

Bộ phim xoay quanh câu chuyện về gia đình Ba Sang

bo-gia-7

Tiếp theo phải nói tới nhân vật của Lê Giang, bà cô này đã bị bỏ ngỏ và khiến khán giả tiếc nuối nhất phim, vì khán giả vẫn muốn xem cuộc sống của cô sẽ đi về đâu. Cùng với sự biến mất của Lê Giang, thì người yêu Quắn - người đã cùng đồng cam cộng khổ với anh cuối cùng cũng mất hút, chỉ để lại những phút giây nóng bỏng phần đầu phim. 

Có lẽ, khán giả hài lòng nhất với cái kết của Qúy. Đây không phải một kết thúc hả lòng hả dạ, nhưng nó sẽ đại diện cho sự nhân quả. Qúy đã hoàn lương, nhưng cái giả phải trả cũng rất đắt, điều này nhắc nhở mỗi chúng ta về một kiếp người phải sống thật tử tế. Qúy khiến khán giả vừa giận vừa thương, cảnh anh ngã xuống có lẽ cũng mang tới rất nhiều cảm xúc cho người xem. 

Bà cô này được rất nhiều khán giả tìm kiếm sau bộ phim

Bà cô này được rất nhiều khán giả tìm kiếm sau bộ phim

Một chi tiết cần được nhắc đến là phân cảnh Ba Sang và Quắn được đẩy vào phòng mổ. Có lẽ kịch bản muốn xây dựng đây là cảnh mà nhân vật chính sẽ được “buff” thêm sức mạnh, niềm tin và sự vui vẻ. Tuy nhiên dường như nó lại phá vỡ sự liền mạch của câu chuyện. Nếu thay thế bằng một cảnh điện ảnh hơn thì sẽ giúp khán giả đồng cảm và có niềm tin hơn là thấy được sự “nhảm nhí” ở cảnh quay này. 

Vẫn còn nhiều “sạn”

Dù cốt truyện cũng khá hay và xúc động, nhưng để đến trình độ của một tuyệt phẩm thì vẫn còn rất xa. Kịch bản của Bố Già quá quen đến nỗi khán giả chưa xem vẫn có thể dễ dàng đoán được các diễn biến của câu chuyện vì tình tiết được lặp lại theo hướng suy diễn rất thông người của một bộ phim Việt. 

Để ý kỹ một chút, bạn có thể thấy toàn bộ câu chuyện của Bố Già thì có đâu đó khoảng 9 - 10 cuộc cãi nhau, cãi từ cha con, hàng xóm, họ hàng dẫn tới kết cục là đập phá đồ đạc, tức giận bỏ đi, rồi ngay sau đó là cảnh làm hòa và lại chuẩn bị có một trận cãi vã mới. 

Ngoài ra, bộ phim có quá nhiều tình tiết phi lý, không có miếng logic nào, làm sai lệch về bối cảnh và câu chuyện Bố Già bị phát triển theo hướng hơi kịch tính hóa, không thực tế. 

Những tình tiết gây hài khá nhàm chám và quen thuộc

Những tình tiết gây hài khá nhàm chám và quen thuộc

Những tình tiết gây cười của bộ phim thực sự đã quá cũ để dùng. Bố Già giường như không có sáng tạo nào nên khán giả khó tính sẽ không thể chấp nhận yếu tố gây hài của bộ phim. 

Chưa kể, dù Bố Già cũng khá hấp dẫn và cuốn hút người xem nhưng vẫn còn nhiều tình tiết rườm rà, vô nghĩa và giải quyết theo kiểu cho có. Bộ phim cũng đưa vào các nhân vật, từ ngữ, cách hành xử không phù hợp với khán giả trẻ tuổi, nhất là lứa chưa đủ thành niên. 

Nội dung… “đẹp trai”

Điểm cộng lớn cho Bố Già là phần nhìn được đầu tư rất kỹ, dù bối cảnh và tạo hình nhân vật có hơi hướng kịch. Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cùng ekip đã mang tới cho người xem nhiều góc quay nghệ thuật với những cú lia máy gần xa, chéo ngang hay các cảnh slo-motion làm khá trọn vẹn. 

Rất nhiều phân cảnh gây xúc động

Rất nhiều phân cảnh gây xúc động

Cùng với phần nhìn thì âm thanh của phim cũng được làm rất tốt, đóng vai trò đẩy cảm xúc của khán giả lên cao khi sử dụng hai ca khúc cực kỳ hợp với bộ phim, chỉ cần nghe thôi đã rưng rưng nước mắt. 

Bên cạnh đó, phải vỗ tay khen ngợi cho Bố Già vì đã quy tụ được dàn diễn viên cực kỳ chất lượng với lối diễn rất tự nhiên và duyên dáng. Từ diễn viên chính tới diễn viên phụ hay quần chúng đều thể hiện như họ chính là nhân vật vậy. 

Tuấn Trần đã có màn thể hiện cực kỳ xuất sắc

Tuấn Trần đã có màn thể hiện cực kỳ xuất sắc

Gương mặt nổi bật nhất phim chắc chắn là Tuấn Trần. Nhiều bình luận trên các trang mạng xã hội thể hiện sự bất ngờ với lối diễn vô cùng chân thật của anh chàng. Chưa kể là anh ta còn có những pha độc diễn trước máy quay cực kỳ xuất sắc, cảnh phim đấm vào tường có lẽ gây ấn tượng nhất đối với khán giả. Hơn nữa, với gương mặt có nét tài tử Hàn Quốc của Tuấn Trần đã làm biết bao fangirl phải xem đi xem lại bộ phim này. 

Tuy rằng thời lượng của Bố Già dài hơn so với những phim điện ảnh chiếu rạp thông thường của Việt Nam, nhưng việc bỏ ra 2 tiếng xem phim chắc chắn là không uổng phí hay nhàm chán đâu nhé. 

Từ Khóa:

Bài khác