X-Men: Phượng Hoàng Bóng Tối (2019)
Đánh Giá Của Bạn
X-Men: Dark Phoenix (X-Men: Phượng Hoàng Bóng Tối): Hồi kết đầy thất vọng của các dị nhân!

Được biết, tính đến tác phẩm này thì đây là lần thứ hai câu chuyện về Dark Phoenix trong truyện tranh Marvel được đưa lên màn ảnh rộng, sau X-Men: The Last Stand. Tuy nhiên, cách phát triển từng tuyến nội dung lại sơ sài, ít thời lượng, chưa được khai thác trọn vẹn.

X-Men: Dark Phoenix (X-Men: Phượng Hoàng Bóng Tối): Hồi kết đầy thất vọng của các dị nhân!

Mít Mật, 10:00 29/07/2023

Thông tin phim X-Men: Dark Phoenix

  • Tên: X-Men: Dark Phoenix
  • Tựa Việt: X-Men: Phượng Hoàng Bóng Tối
  • Đạo diễn: Simon Kinberg
  • Sản xuất: Simon Kinberg, Hutch Parker, Lauren Shuler Donner, Todd Hallowell
  • Tác giả: Simon Kinberg
  • Thể Loại: Phim Lẻ, Hành Động, Phiêu Lưu, Viễn Tưởng
  • Dựa trên: X-Men của Stan Lee, Jack Kirby
  • Diễn viên: James McAvoy, Sophie Turner, Michael Fassbender, Jennifer Lawrence, Nicholas Hoult, Tye Sheridan, Alexandra Shipp, Kodi Smit-McPhee, Evan Peters, Jessica Chastain
  • Hãng sản xuất: 20th Century Fox, Marvel Entertainment, TSG Entertainment, The Donners' Company, Kinberg Genre
  • Phát hành: Walt Disney Studios Motion Pictures
  • Công chiếu: 4 tháng 6 năm 2019 (Hollywood); 7 tháng 6 năm 2019 (Mỹ)
  • Độ dài: 114 phút

Nguồn: 20th Century Studios Vietnam

Câu chuyện trong X-Men: Dark Phoenix diễn ra năm 1992, cũng là 9 năm sau khi nhóm X-Men đánh bại được Apocalypse để giải cứu thế giới. Vì thế, họ được coi như người hùng và luôn tích cực tham gia các hoạt động an ninh và xây dựng xã hội. Đặc biệt, Giáo sư Xavier (James McAvoy đóng) quyết tâm giữ gìn sự hòa bình giữa con người và dị nhân. Trong khi đó, người bạn kiêm đối thủ của Xavier là Magneto (Michael Fassbender đóng) đang sống cùng một nhóm dị nhân tại khu biệt lập. 

Câu chuyện trong X-Men: Dark Phoenix diễn ra năm 1992, cũng là 9 năm sau khi nhóm X-Men đánh bại được Apocalypse để giải cứu thế giới
Câu chuyện trong X-Men: Dark Phoenix diễn ra năm 1992, cũng là 9 năm sau khi nhóm X-Men đánh bại được Apocalypse để giải cứu thế giới

Trong một nhiệm vụ đặc biệt để giải cứu các phi hành gia gặp nạn ngoài vũ trụ, nhóm X-Men đã tiếp xúc cùng với 1 thực thể vũ trụ mang tên Phoenix. Sau đó, thực thể này đã lựa chọn Jean Grey (Sophie Turner) để làm vật chủ cho mình. Sức mạnh khổng lồ trong người Jean dần mất kiểm soát, cô bắt đầu hành trình tìm kiems gia đình và kiểm soát sức mạnh. Đồng thời, nhóm X-Men một lần nữa đứng trước 2 lựa chọn, một là cứu giúp cô, 2 là ngăn chặn sự nguy hiểm đến từ Phoenix.  

Mạch phim rời rạc

Thông thường, những bộ phim về đề tài siêu anh hùng sẽ lấy truyện tranh để làm nền cơ bản, sau đó phát triển cốt truyện. Tuy nhiên, mạch phim của X-Men đã đi quá xa khi so sánh với nguyên bản trong truyện tranh; thế nên đạo diễn Simon Kinberg không thể bám vào truyện để khai thác nội dung. Vì thế, phần Dark Phoenix đã tự sáng tạo cho riêng mình một kịch bản chắp vá dựa trên cốt truyện của phần phim trước, đó là X-Men: Last Stand (2006).

Phần Dark Phoenix đã tự sáng tạo cho riêng mình một kịch bản chắp vá dựa trên cốt truyện của phần phim trước, đó là X-Men: Last Stand (2006)
Phần Dark Phoenix đã tự sáng tạo cho riêng mình một kịch bản chắp vá dựa trên cốt truyện của phần phim trước, đó là X-Men: Last Stand (2006)

Nửa đầu phim khá hấp dẫn bởi khiến người xem cảm thấy tò mò về năng lượng của thực thể Phoenix, quan trọng hơn là duy trì được các điểm thú vị của dòng phim dị nhân. Thế nhưng bộ phim khi đến hồi thứ hai đã bắt đầu lộ rõ những điểm yếu trong kịch bản. Phần lồng ghép chủng tộc Skrull không một lời giải thích đã khiến phim lao dốc.

Chưa kể, trận chiến cuối cùng của phim là trận chiến khép lại hành trình của các X-Men. Thế nhưng, thay vì diễn ra một trận đánh hoành tráng, mãn nhãn với sự hội tụ đầy đủ các nhân vật như trong Avengers: Endgame, người xem chỉ thấy được một nhóm các dị nhân chiến đấu với kẻ địch yếu kém về mọi mặt. Đến cả Phoenix - nhân tố chính cũng chỉ góp mặt mang tính hình tượng cho vui mà thôi.

Một số nhân vật bị bỏ quên

Không giống các phần phim trước, nhóm X-Men trong X-Men: Dark Phoenix không có nhiều đất diễn để thể hiện nhân vật của mình. Tuy nhiên, vai diễn Magneto của Michael Fassbender trở thành cái tên nổi bật nhất khi vẫn thể hiện được sự tàn nhẫn và thần thái lạnh lùng vốn có. Ngoài ra, nhân vật Cyclops của Tye Sheridan và Nightcrawler của Jodi Smith-McPhee cũng được xây dựng tốt hơn so với các phần trước.

Vai diễn Magneto của Michael Fassbender trở thành cái tên nổi bật nhất khi vẫn thể hiện được sự tàn nhẫn và thần thái lạnh lùng vốn có
Vai diễn Magneto của Michael Fassbender trở thành cái tên nổi bật nhất khi vẫn thể hiện được sự tàn nhẫn và thần thái lạnh lùng vốn có

Bên cạnh đó, nhân vật Jean Grey của Sophie Turner cũng khá ấn tượng. Cô luôn thể hiện bản thân là một cô gái sợ hãi mọi thứ xuyên suốt bộ phim. Càng về sau, yếu tố hoảng loạn dần biến mất và cô đã lột xác, phô diễn được sức mạnh Phoenix trong cơ thể. 

Một điểm mạnh của dòng phim siêu anh hùng nằm ở việc mỗi nhân vật sẽ có một câu chuyện vô cùng thú vị. Thế nhưng, đạo diễn Simon Kinberg lại không tận dụng điều này mà đi thẳng luôn vào vấn đề chính. Với những nhân vật không biết phải khai thác thế nào, ông đã bỏ luôn mà không hề do dự. Tính cách nhân vật cũng không được làm rõ, khiến khán giả cảm thấy nhân vật không hề có chiều sâu.

Nhân vật Jean Grey của Sophie Turner cũng khá ấn tượng, luôn thể hiện bản thân là một cô gái sợ hãi mọi thứ xuyên suốt bộ phim
Nhân vật Jean Grey của Sophie Turner cũng khá ấn tượng, luôn thể hiện bản thân là một cô gái sợ hãi mọi thứ xuyên suốt bộ phim

Đặc biệt, nhân vật Xavier - lãnh đạo nhóm X-Men trong những phần trước đến X-Men: Dark Phoenix lại trở nên mờ nhạt. Dị nhân siêu tốc Quicksilver (Evan Peters) đến nửa sau phim đột ngột mất tích, tuyến phản diện cũng được xây dựng thiếu chiều sâu. 

Hình ảnh chưa thỏa mãn người xem

Với mức kinh phí khá tiết kiệm, trải nghiệm điện ảnh của X-Men: Dark Phoenix cũng không được như kỳ vọng. Hình ảnh không được đầu tư, những phân đoạn chiến đấu cũng bị hạn chế tối đa, việc sử dụng kỹ năng đặc biệt còn thô cứng, đơn giản. Toàn bộ chi phí cho hình ảnh có lẽ đã được dồn vào nhân vật Phoenix với mục đích tạo nên những trường đoạn CGI của Jean Grey.

Hình ảnh không được đầu tư, những phân đoạn chiến đấu cũng bị hạn chế tối đa, việc sử dụng kỹ năng đặc biệt còn thô cứng, đơn giản
Hình ảnh không được đầu tư, những phân đoạn chiến đấu cũng bị hạn chế tối đa, việc sử dụng kỹ năng đặc biệt còn thô cứng, đơn giản

Các cảnh hành động ở ⅔ đầu phim được dàn dựng khá đơn điệu, không phát huy được thế mạnh quen thuộc của các dị nhân là những pha phối hợp và thi triển siêu năng lực. Duy nhất có trận chiến cao trào gây ấn tượng nhất nhờ chất lượng kỹ xảo tốt và có bối cảnh tàu đang chạy và đoàn dị nhân cùng hợp sức trổ tài. Tuy nhiên, cảnh này vẫn chưa thực sự kịch tính bởi kẻ phản diện không đủ năng lực để gây khó dễ cho Jean. 

Nhịp phim diễn ra hơi nhanh, khiến khán giả bị rối, không nắm bắt được thông tin. Phim ôm đồm quá nhiều thứ khiến mọi thứ càng thêm rắc rối. Nhiều người cho rằng, X-Men: Dark Phoenix là một hồi kết khá thất vọng của các dị nhân.  

Nhiều người cho rằng, X-Men: Dark Phoenix là một hồi kết khá thất vọng của các dị nhân
Nhiều người cho rằng, X-Men: Dark Phoenix là một hồi kết khá thất vọng của các dị nhân

Có thể nói, X-Men: Dark Phoenix là một bộ phim hành động viễn tưởng dành cho những ai muốn theo dõi cuộc hành trình cuối cùng của các dị nhân. Nếu bỏ qua loạt khúc mắc, tác phẩm này vẫn đáng xem, đặc biệt với những người hâm mộ series X-Men.

Bài khác