Ngày Tàn Của Đế Quốc (Civil War): Kịch bản xuất sắc, cái tên đánh lừa nội dung
Thông tin phim Ngày Tàn Của Đế Quốc
- Tên phim: Civil War
- Tựa Việt: Ngày Tàn Của Đế Quốc
- Đạo diễn: Alex Garland
- Sản xuất: Andrew Macdonald, Allon Reich, Gregory Goodman
- Tác giả: Alex Garland
- Diễn viên: Kirsten Dunst, Cailee Spaeny, Wagner Moura, Stephen McKinley Henderson, Nick Offerman
- Phát hành: A24 (Hoa Kỳ), Entertainment Film Distributors (Vương quốc Anh)[2]
- Công chiếu: 14 tháng 3 năm 2024 (SXSW); 12 tháng 4 năm 2024 (Vương quốc Anh); 12 tháng 4 năm 2024 (Hoa Kỳ); 12 tháng 4 năm 2024 (Việt Nam)
- Độ dài: 109 phút
Nguồn: CGV Cinemas Vietnam
Ngày Tàn Của Đế Quốc (Civil War) phản ánh phong cách làm phim điệu nghệ của đạo diễn Alex Garland từng thể hiện tại Annihilation và Ex Machina. Theo miêu tả, đây là một tiếp cận vấn đề thẳng thắn và không khoan nhượng trong những ẩn ý, dữ dội cùng chủ đề chiến tranh.
Nội dung của phim kể về việc nước Mỹ bị chia rẽ tới mức những tiểu bang tuyên bố ly khai. Tổng thống đương nhiệm đã đình chỉ Hiến pháp, đồng thời giải tán FBI. Nội chiến bùng nổ ở mọi mặt trận, giữa Liên minh Western Force của Texas cùng California và quân chính phủ. Thế giằng co ngày càng căng thẳng, người Mỹ càng khốn khổ.
Giữa cảnh loạn lạc, một nhóm những nhà báo chiến trường gồm có cây viết kỳ lão luyện Sam, phóng viên chuyên về phóng sự Joel, nhiếp ảnh gia chiến trường kỳ cực Lee (Kirsten Dunst) cùng với cô nhà báo tập sự Jessie đã quyết định thực hiện một chuyến đi táo bạo. Đích đến là Nhà Trắng và cơ hội để có thể phỏng vấn Tổng thống.
Bộ phim không chỉ có chiến tranh
Có thể miêu tả Ngày Tàn Của Đế Quốc là một hành trình trong thế giới giàu khổ đau, mọi thứ đều được úp mở dưới góc nhìn của nhân vật. Mọi mạch cảm xúc phụ thuộc vào cách họ cảm nhận thế giới. Vì thế, đây không đơn thuần là phim chiến tranh mà là bộ phim có chiến tranh là yếu tố quan trọng trong hành trình nhân vật.
Dàn nhân vật chính là một nhóm phóng viên quen cầm máy ảnh hơn súng, sống giữa thế giới không có ai là sai hoàn toàn hay đúng hoàn toàn. Do đó, đây là một bộ phim chạy trốn vô cùng gay cấn, không có sự trỗi dậy của chủ nghĩa anh hùng hoặc đấu tranh tư tưởng lớn lao gì. Đơn giản, đây là những điều nằm ngoài mục đích của nhân vật chính.
Ngay từ khi ra mắt, Ngày Tàn Của Đế Quốc đã gây nên một cuộc nội chiến giữa các khán giả với 2 luồng ý kiến. Một là bộ phim tồn tại như một câu chuyện cảnh báo về tương lai nước Mỹ, hai là nỗ lực làm phim hành động chỉn chu, có đầu tư nhưng nội dung sáo rỗng. Dù là bên nào, Ngày Tàn Của Đế Quốc vẫn là bộ phim ấn tượng về mặt nghe, nhìn cũng như cảm thụ.
Phong cách làm phim Ngày Tàn Của Đế Quốc của Alex Garland có thể gợi khán giả nhớ tới The Zone of Interest của Jonathan Glazer. Theo đó, cả 2 tác phẩm đều đề cập đến vấn đề vô cảm trước nỗi đau của người khác. Tuy nhiên, phim của Jonathan Glazer thực hiện theo kiểu kiềm chế thì Garland lại tấn công người xem với cường độ rung lắc của ống kính cũng như sự dữ dội được lột tả bằng thứ âm thanh gay gắt liên tục bao trùm lấy khán giả.
Bộ phim là sự kết hợp âm sắc súc tích trong vũ điệu âm thanh và hình ảnh chết chóc. Dao động giữa sự im lặng đáng sợ cùng nhiều tiếng la hét hỗn loạn, điều này khiến người xem bị sốc và sợ hãi. Đặc biệt, Ngày Tàn Của Đế Quốc cũng không mấy mặn mà với chính trị. Trên thực tế, tông giọng chính trị trong phim vô cùng mờ nhạt.
Kích thích thị giác từ những chi tiết nhỏ nhất
Xét về hình ảnh, Ngày Tàn Của Đế Quốc như bao dự án của A24 khác luôn biết cách kích thích thị giác ở những chi tiết nhỏ nhất. Hầu hết chi tiết của phim đều diễn ra vào ban ngày, hoặc vào những đêm được soi rọi bằng ánh sáng nhân tạo. Những gam màu cứ thế thay phiên nhau nhảy nhót một cách điệu nghệ, song chính cũng tĩnh lặng đầy khác thường.
Khi cần thiết, những gam màu này lại được rửa sạch, chỉ để lại những đường nét và hình hài con người đen trắng ở trong ống kính của Lee và Jessie. Đây là một tác phẩm không quá nghệ trong khâu hình ảnh, nhưng nó biết cách gây ấn tượng với khán giả qua phong cách trộn màu, vận dụng tương phản, đôi lúc lại cách điệu bằng 2-3 sắc độ, gam màu lệch tông, khi lại tế nhị để lột tả những khoảnh khắc ớn lạnh.
Ngay cả âm thanh trong phim cũng được cách điệu. Phim ồn ào và náo nhiệt với tiếng súng giòn giã, tiếng động cơ phản lực gầm rú, âm thanh chiến tranh lấn át hết tiếng thét thống khổ. Phim còn đề cập những giai điệu, bài hát cổ điển, tương ứng với sự sụp đổ và suy tàn xung quanh. Ngày Tàn Của Đế Quốc kéo khán giả vào câu chuyện đầy hỗn loạn, khiếm khi có khoảng nghỉ, không thỏa mãn bất kỳ nghi vấn nào hiện hữu trong đầu.
Tác phẩm này có thể coi là bức thư tình Garland dành cho ngành báo giới. Chưa bao giờ, một nghề nghiệp lại được mô tả cuốn hút như thế, người xem bị thuyết phục bởi phong cách tác nghiệp, rồi lại cau mày trước sự mập mờ về đạo đức, cái giá phải trả để có được những bức ảnh ăn tiền, đau lòng trước sự vỡ mộng của bản thân, hân hoan khi ngọn lửa nghề nghiệp được truyền sang cho người kế tiếp.
Có thể nói, Ngày Tàn Của Đế Quốc mang đến một trải nghiệm điện ảnh vô cùng mới mẻ cho khán giả Việt nhờ sự đầu tư và chỉn chu trong cách dàn dựng cũng như truyền tải nội dung.