Phim Tòa án vị thành niên: Trẻ con có thật sự vô tội?

Phạm Tú Trinh, 9:26 20/06/2023

Nếu bạn là người có hứng thú với luật pháp hoặc mong muốn xem đằng sau bộ mặt thật man rợ của những cô cậu bé mà chúng ta nghĩ rằng con nít có biết gì đâu thì không thể không nhắc đến bộ phim “Tòa Án Vị Thành Niên”.

Nguồn: Netflix Vietnam

toa-an-vi-thanh-nien-8

Bộ phim đã làm mưa làm gió trên Netflix trong năm 2022. Bộ phim xoay quanh những tội phạm vị thành niên, ngỡ sẽ trốn khỏi việc chịu trách nhiệm cho những gì mình gây ra vì chưa đủ tuổi và chưa nhận thức được điều đúng điều sai. Tuy nhiên, tất cả những tội phạm đó đều dè chừng và thất bại trước thẩm phán mới chuyển về toà án quận Yeonhwa là Shim Eun Seok (Kim Hye Soo thủ vai). Sở dĩ, cô luôn nghiêm khắc và cứng rắn răn đe những thiếu niên phạm tội vì cô đã chứng kiến khuôn mặt thật đằng sau dáng vẻ không biết gì của những đứa trẻ trong quá khứ. Trái ngược với tính cách có phần cứng nhắc, đồng hành với cô là thẩm phán tốt bụng - Cha Tae Joo (Kim Mu Yeol thủ vai).

Bộ phim có khá nhiều điểm cộng đáng nể. Thứ nhất là đề tài mới với góc nhìn đa chiều. Có thể nói là rất hiếm có bộ phim tội phạm hình sự liên quan đến trẻ em. Đa số những bộ phim hình sự liên quan đến người lớn (người đủ trách nhiệm với xã hội), băng đảng xã hội đen, hoặc những tội phạm IQ cao,... Nhưng nếu hung thủ là những đứa trẻ dưới tuổi vị thành niên gây ra thì sẽ như thế nào? Đó là một điểm cộng lớn cho đạo diễn và biên kịch khi có thể khai thác góc nhìn mới mẻ này.

toa-an-vi-thanh-nien-7

Thứ hai là làm bật lên sự tương phản giữa hai luồng quan điểm: trẻ em vẫn là những người chưa hiểu chuyện hay kẻ phạm tội dù cho ở bất kỳ độ tuổi nào cũng là kẻ có tội. Với thẩm phán Shim Eun Seok, việc nới lỏng hình phạt sẽ tạo điều kiện cho những đứa trẻ ấy lợi dụng kẽ hở pháp luật để làm điều sai trái như vụ án phân xác học sinh tiểu học ở Incheon. Kẻ thủ ác 17 tuổi Han Ye Eun suýt chút nữa đã có thể trót lọt đẩy tội cho cậu bé 13 tuổi Baek Sung Woo và cả hai có thể thoát tội vì chỉ là trẻ vị thành niên. Câu hỏi đặt ra là việc phân xác học sinh tiểu học có phải chỉ là vô tình mà hai đứa trẻ làm ra hay chúng đã có dã tâm từ trước? Trong trường hợp chúng thoát tội, hậu quả phía sau sẽ là gì? Với thẩm phán Tae Joo, anh luôn muốn tìm hiểu căn cơ dẫn đến việc chúng phạm tội, từ đó có thể lắng nghe những điều chưa được mọi người thấu hiểu và hỗ trợ tinh thần cho các em sau khi cải tạo. 

toa-an-vi-thanh-nien-5

Thứ ba, cách xây dựng nhân vật tốt, khai thác khía cạnh tâm lý nhân vật vô cùng chân thật. Chúng ta sẽ dành lời khen cho các nhân vật trong bộ phim. Nhân vật thẩm phán Eun Seok bày tỏ thái độ khắc nghiệt với những tội phạm vị thành niên như một cách đánh trả quá khứ đau thương và giáo dục những đứa trẻ ấy phải chịu trách nhiệm với những gì chúng làm. Ánh mắt sắc bén, lời thoại rắn rỏi với âm lượng vừa phải nhưng sức nặng vô cùng lớn cũng là khiến tính cách nhân vật Eun Seok được thể hiện một cách trọn vẹn mà không hề gượng ép. Còn nhân vật Tae Joon, sự bao dung và vị tha ấy xuất phát từ quá khứ từng vào trại giáo dưỡng nhưng được cải tạo và dẫn dắt khỏi con đường sai trái, từng bước trở thành thẩm phán. Vì con đường anh đi như thế, nên anh tin rằng những đứa trẻ sai phạm có thể thay đổi. Thẩm phán trưởng Won Jung (Lee Sung Min thủ vai) có cái nhìn lý trí, nghiên khắc và luôn xét xử công bằng, phản đối thái độ khắc nghiệt và hành động quả quyết của Eun Seok trên phiên toà.

Các diễn viên thủ vai tội phạm vị thành niên cũng hoàn thành tròn vai của họ khi thể hiện được mặt non nớt và cả mặt tối man rợ, khiến người xem phải đắn đo suy ngẫm việc trẻ em phạm nên những tội tày trời có nên được sự dung thứ hay không. Thứ tư là khai thác giá trị và trách nhiệm của gia đình khi con mình phạm tội. Mỗi một vụ án khép lại là lúc trách nhiệm của người cha mẹ được nhắc đến. Có thể cuộc sống mưu sinh bận rộn, nhưng việc dành thời gian lắng nghe con cái là điều không hề vô nghĩa. Trẻ ở độ tuổi thành niên là thời điểm nổi loạn và có xu hướng chống đối xã hội để thể hiện cái tôi của chính mình. Thời điểm nhạy cảm này chính là lúc trẻ cần được lắng nghe và nhìn nhận ra điều nào đúng, điều nào sai. Sự sai lệch của bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy và giáo dục con cái, thiếu sự quan tâm và chỉ bảo, tạo ra môi trường độc hại khiến tâm hồn trẻ trở nên méo mó, nhân sinh quan lệch lạc dẫn đến tính chống đối xã hội càng cao và gây ra những hậu quả khó lường. 

Người lớn có quyền giáo dục trẻ, nhưng không phải bằng bạo lực
Người lớn có quyền giáo dục trẻ, nhưng không phải bằng bạo lực

Tuy nhiên, sự liên kết giữa các vụ án chưa quá mượt, đặc biệt là những tập về sau. Xung đột giữa hai luồng quan điểm chưa đủ mạnh và chưa đạt đỉnh điểm, dễ đoán tình tiết. Nhưng đây là lỗi không quá lớn và có thể chấp nhận được.

Có những vụ án bên trong bộ phim lấy cảm hứng từ những sự kiện có thật . Tuy nhiều người theo dõi và , nhưng không vì thế mà biên kịch và đạo diễn không chú trọng tình tiết. Chính vì đây là những vụ việc đã xảy ra nên những người làm bộ phim này càng phải làm cho nó chân thật đến mức người xem bị cuốn vào. Đó chính là một trong yếu tố lớn tạo nên thành công của bộ phim này.

Bài khác