Chàng Vợ Của Em (2018)
Đánh Giá Của Bạn
Chàng Vợ Của Em: Khi đàn ông là “nội tướng”

Vào năm 2018, bộ đôi ăn khách của điện ảnh Việt đã tái xuất và mang đến những tình huống hài tế nhị, có phần tiết chế hơn so với những tác phẩm trước đây.

Chàng Vợ Của Em: Khi đàn ông là “nội tướng”

Y Vân, 23:44 22/06/2023

 Thông tin phim Chàng vợ của em

  • Tên phim: Chàng vợ của em
  • Đạo diễn: Charlie Nguyễn
  • Sản xuất: Jenni Trang Lê
  • Diễn viên: Thái Hòa, Phương Anh Đào, Thanh Trúc, Hứa Vĩ Văn, Vân Trang, Diễm My
  • Độ dài: 120 phút
  • Tình trạng: Hoàn tất
  • Ngày khởi chiếu: 24/8/2018

Nguồn: CJ ENM Vietnam

Tác phẩm Chàng vợ của em do đạo diễn Charlie Nguyễn được chuyển thể từ tiểu thuyết Busy Woman Seeks Wife của Annie Ashworth và Meg Sanders. Câu chuyện này xoay quanh Hùng (do Thái Hòa thủ vai) - là một chủ hiệu sách cũ giỏi nội trợ sống cùng với người em gái tên Ngọc (Thanh Trúc đóng). Ngọc đã nhận lời giúp việc cho nhà nữ doanh nhân Mai (Phương Anh Đào thủ vai) tuy nhiên không đủ sức để đảm đương khối lượng công việc cho nên đã cầu cứu anh trai. Trong quá trình làm việc thì Hùng đã bắt đầu có tình cảm với Mai. 

Tác phẩm Chàng vợ của em do đạo diễn Charlie Nguyễn được chuyển thể từ tiểu thuyết Busy Woman Seeks Wife của Annie Ashworth và Meg Sanders. Ảnh sưu tầm
Tác phẩm Chàng vợ của em do đạo diễn Charlie Nguyễn được chuyển thể từ tiểu thuyết Busy Woman Seeks Wife của Annie Ashworth và Meg Sanders. Ảnh sưu tầm

Chàng vợ của em: Cốt truyện dựng lên từ “bình đẳng giới”

Từ trước đến nay, người Việt vốn quen thuộc với hình ảnh người phụ nữ cắm cụi trong bếp, phục vụ cơm nước cho chồng con còn người đàn ông thì lo kiếm tiền. 

Tuy nhiên, mọi chuyện đã hoàn toàn khác đối với Mai. Xinh đẹp, mạnh mẽ lại giàu có. Đổi lại thì cô luôn bận rộn trăm công nghìn việc ở công ty, mỗi ngày đều phải đối mặt với đám đàn ông ở công ty. 

Cô nàng Mai bận đến nỗi không có thời gian chăm sóc thú cưng, nhà cửa thì bừa bộn và bản thân không còn có khái niệm bữa cơm gia đình. Người phụ nữ hiện đại, sành điệu đó chẳng cần bất kể đấng mày râu nào chu cấp kinh tế, tuy nhiên khát khao có một chàng vợ có thể thay mình tề gia nội trợ, làm hậu phương vững chắc cho cô nàng thỏa chí tung hoành. 

Tuy nhiên, trong cái xã hội này vẫn còn tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ, nữ tổng tài Mai biết tìm đâu một người đàn ông chấp nhận làm cái bóng sau lưng cô?

Vào đúng lúc đó, Mai có cơ duyên gặp gỡ hai anh em Hùng (Thái Hòa) và Ngọc (Thanh Trúc). Chàng trai đã mở một tiệm sách cũ ở nhà, hàng ngày đều chăm sóc cô em gái bướng bỉnh.

Các nhân vật có trong phim. Ảnh sưu tầm
Các nhân vật có trong phim. Ảnh sưu tầm

Nếu như Mai là người ghét Hùng bởi vì gặp anh trong hoàn cảnh trớ trêu thì cô lại vô cùng tin tưởng Ngọc và giao cho cô bé công việc dọn dẹp nhà cửa. Cũng vì bận học nên Ngọc bèn đùn đẩy trách nhiệm đó cho anh trai và rốt cuộc chính Hùng mới là người thường xuyên đến nhà Mai để thu dọn và chăm thú cưng, nấu nướng, an ủi cô qua điện thoại. 

Và rồi chuyện gì đến sẽ đến, bí mật rằng chính Hùng là chàng vợ suốt bấy lâu cũng sẽ lộ ra và đưa Mai đến khoảnh khắc quyết định của cuộc đời Mai. 

Thông điệp tình thân được lồng ghép một cách “khéo léo”

Bộ phim Chàng vợ của em không đơn thuần khắc họa câu chuyện tình cảm giữa Hùng và Mai hay như câu chuyện nữ quyền và bình đẳng giới. Chàng vợ của em còn rất khéo léo lồng ghép thông điệp nhân văn về tình cảm gia đình. 

Người xưa có câu nói đàn bà xây tổ ấm, tuy nhiên Mai và mẹ cô đều vì mải miết theo đuổi sự nghiệp riêng mà quên đi thiên chức đó. Thiếu vắng đi tình cảm gia đình, thiếu đi hơi ấm của người phụ nữ, từ ngôi nhà cho đến trái tim những đứa con đều lạnh lẽo. 

Niềm khao khát được vượt ra khỏi cái bóng của người mẹ nổi tiếng và cũng để chứng tỏ được bản thân của mình, Mai đã không ngừng lao đầu vào trong công việc để có thể khẳng định được vị thế ở môi trường toàn đàn ông. Vẻ bên ngoài cứng cỏi là thế, tuy nhiên người đẹp trên thực tế luôn mệt mỏi, áp lực vì sự cô đơn. 

Hùng là nhân vật chịu thương chịu khó. Ảnh sưu tầm
Hùng là nhân vật chịu thương chịu khó. Ảnh sưu tầm

Bởi vì là nàng thơ mới của điện ảnh Việt, Phương Anh Đào với ngoại hình xinh đẹp, thông minh nhưng cũng rất mong manh, nữ tính. Cô nàng đã thể hiện nhân vật Mai với nhiều khía cạnh tính cách đối lập rất dễ để giành được sự đồng cảm từ khán giả, đặc biệt là phái đẹp. 

Đối lập với Mai là nhân vật Hùng - đây là nhân vật mang tiếng cười cho khán giả bằng những hành động ngốc nghếch, dễ thương. Vai diễn này không đem đến nhiều thách thức cho Thái Hòa cho nên anh diễn không mang đến nhiều sự đột phá. 

Tuyến nhân vật phụ ở trong phim đều làm rất tốt nhiệm vụ dù cho đất diễn của họ vẫn còn rất hạn chế. 

Thành thị là nơi chất chứa nhiều sự cô đơn

Có thể thấy, sau tất cả thứ lắng đọng sau những tràng cười và cảm động nồng nhiệt với Mai - Hùng trong phim Chàng vợ của em đó chính là nỗi cô đơn chính là nỗi cô đơn chốn thị thành của những người trẻ. 

Dù là giàu hay nghèo, dù là thành đạt hay chưa thì tất cả đều mang đến một khoảng trống trong lòng. Cách mà Mai nựng chó cưng, dùng thật nhiều tiền và quà tặng quý giá để đền đáp ứng sự chăm sóc của Ngọc (thực chất là Hùng), hay cách Hùng mua chuộc cô em gái bằng cây đàn piano,... đây đều là phương pháp mà họ dùng để níu giữ chút gần gũi từ người khác. 

Phương Anh Đào trong phim. Cô nàng Mai bận đến nỗi không có thời gian chăm sóc thú cưng, nhà cửa thì bừa bộn và bản thân không còn có khái niệm bữa cơm gia đình.. Ảnh sưu tầm
Phương Anh Đào trong phim. Cô nàng Mai bận đến nỗi không có thời gian chăm sóc thú cưng, nhà cửa thì bừa bộn và bản thân không còn có khái niệm bữa cơm gia đình.. Ảnh sưu tầm

Suy cho cùng thì dù có mạnh mẽ đến đâu hay đạt được nhiều quyền lực, có tiền tài thì con người chẳng thể chịu nổi cuộc sống cô đơn. Chính dòng suy tư đó giúp cho Chàng vợ của em trở nên chân thực, thấm thía hơn với những cá nhân trưởng thành ở các thành phố lớn, đặc biệt là đối với những ai đang thiếu thốn về tình cảm. 

Tổng quan, Charlie Nguyễn và Thái Hòa dù không tạo ra được sự đột phá nhưng cũng chỉ cần thế cũng đủ giúp cho Chàng vợ của em trở thành cái tên ấn tượng hiếm hoi của điện ảnh Việt. 

Bài khác