Đất Phương Nam (1997)
Đánh Giá Của Bạn
Đất Phương Nam: Một bầu trời ký ức tuổi thơ, dù qua 26 năm vẫn khiến người xem thổn thức

“Nhắn ai đi về, miền đất phương Nam”, mỗi lần câu hát này vang lên, nhiều người lại bồi hồi xúc động nhớ về bộ phim Đất Phương Nam - tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ.

Đất Phương Nam: Một bầu trời ký ức tuổi thơ, dù qua 26 năm vẫn khiến người xem thổn thức

Mít Mật, 11:33 13/06/2023

Đất Phương Nam là một bộ phim ngắn tập chính kịch, phiêu lưu do NSƯT Nguyễn Vinh Sơn làm biên kịch và đạo diễn, dựa trên tiểu thuyết Đất Rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Bộ phim được phát sóng lần đầu vào năm 1997 trên kênh HTV9 và DRT; đồng thời là bộ phim phim truyền hình đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ, được đánh giá là “có sức sống vượt thời gian”.

Đất Phương Nam là bộ phim phim truyền hình đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ, được đánh giá là “có sức sống vượt thời gian”

Đất Phương Nam là bộ phim phim truyền hình đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ, được đánh giá là “có sức sống vượt thời gian”

Thông tin phim Đất Phương Nam

  • Tên phim: Đất Phương Nam
  • Thể loại: Chính kịch
  • Dựa trên: Tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi
  • Kịch bản: Nguyễn Vinh Sơn
  • Đạo diễn: Nguyễn Vinh Sơn
  • Diễn viên: Hùng Thuận, Phùng Ngọc, Thúy Loan, Thanh Điền, Lê Quang, Mạnh Dung, Kiều Oanh, Cát Phượng, Trung Dân, Ánh Hoa, Mạc Can
  • Nhạc phim: Lư Nhất Vũ, Lê Giang, Trần Vương Thạch
  • Soạn nhạc: Lư Nhất Vũ
  • Quốc gia: Việt Nam
  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
  • Số tập: 11

Phim Đất Phương Nam trọn bộ - Nguồn: HTVC Phim

Nội dung phim Đất Phương Nam

Bộ phim Đất Phương Nam lấy bối cảnh Nam Bộ trong thời kỳ đang bị thực dân Pháp cùng với bọn cường hào, địa chủ cai trị. Tác phẩm là câu chuyện về cuộc sống của những con người dân quê vô cùng bình dị, chất phác trong thời kỳ loạn lạc.

Do nghịch cảnh mất mẹ, cậu bé An (Hùng Thuận) trôi dạt tha phương trên hành trình tìm kiếm cha của mình

Do nghịch cảnh mất mẹ, cậu bé An (Hùng Thuận) trôi dạt tha phương trên hành trình tìm kiếm cha của mình

Do nghịch cảnh mất mẹ, cậu bé An (Hùng Thuận) trôi dạt tha phương trên hành trình tìm kiếm cha của mình. Khi lưu lạc về phương Nam, An đã bắt gặp nhiều cảnh đời ngang trái, các mảnh đời lầm than của người nông dân dưới sự áp bức, bóc lột của địa chủ và thực dân. Hoàn cảnh khó khăn đã khiến những người nông dân đứng lên khởi nghĩa. Dẫu trôi nổi giữa dòng đời, An vẫn được sống trong lòng nhân ái và sự đùm bọc của đồng bào, trở thành động lực giúp cậu vượt qua những khó khăn, gian khổ cuộc đời. 

Review Đất Phương Nam: Hoài niệm cả một bầu trời tuổi thơ!

Đã 26 năm kể từ lần đầu phát sóng, những cô cậu bé đồng hành cùng An và Cò ngày ấy giờ đều đã thành người trưởng thành và có gia đình riêng. Tuy nhiên, những cảm xúc cũng như giá trị nhân văn mà bộ phim Đất Phương Nam mang đến cho người xem vẫn trường tồn với thời gian.

Thể hiện rõ cái “chất” của đất và người phương Nam

Cái “chất” ở đây chính là sự đa dạng về nhân vật cũng như nét riêng của mỗi người. Dù đã vài thập kỷ trôi qua, nền điện ảnh Việt Nam ngày càng tiến bộ nhưng chưa có bộ phim nào có được sự đa dạng về nhân vật như Đất Phương Nam. 

Cái “chất” của Đất Phương Nam chính là sự đa dạng về nhân vật cũng như nét riêng của mỗi người

Cái “chất” của Đất Phương Nam chính là sự đa dạng về nhân vật cũng như nét riêng của mỗi người

Trong Đất phương Nam, các tuyến nhân vật đều được mở rộng ra theo từng bước chân phiêu lưu của chú bé An (Hùng Thuận). Đó là thầy giáo Bảy (NSƯT Thanh Điền) - nhân vật đại diện cho những người trí thức, phẫn uất trước thời cuộc. Đó là những người chiến sĩ cách mạng luôn sát cánh cùng với cha của An, là những người nông dân hiền lành nhưng lại bị dồn đến bước đường cùng… Để khắc họa nhân vật chân thực và hoàn hảo nhất, nhà sản xuất đã tham khảo thêm những nhà văn chuyên viết về miền Nam. Một trong số đó chính là chi tiết thầy Bảy giả trang làm ông đạo, biểu diễn ma thuật nhằm thu hút người dân đi theo làm khởi nghĩa. 

NSƯT Mạnh Dũng với hình ảnh gắn ông Ba bắt rắn trong Đất phương Nam

NSƯT Mạnh Dũng với hình ảnh gắn ông Ba bắt rắn trong Đất phương Nam

Những câu hịch và những lời sấm dụ của ông đạo giúp người xem hiểu hơn về văn phong cũng như thế giới quan của người dân Nam Bộ xưa. Đặc biệt là câu hỏi của cậu bé An với thầy giáo rằng: “Tại sao người Việt Nam cũng có anh hùng, nhưng lại không được học về họ?”, điều này phản ánh rõ ràng nền giáo dục tẩy não của người Pháp lên thuộc địa Việt Nam thời đó. Những chi tiết “nhỏ nhưng có võ” ấy cùng với diễn xuất ấn tượng của các diễn viên đã chinh phục người xem, khiến họ bị cuốn vào cuộc phiêu lưu của chú bé An. 

Dàn diễn viên huyền thoại

Trong thời đại mà điện ảnh chỉ dành cho những diễn viên đã được đào tạo qua trường lớp, diễn xuất của dàn diễn viên trong Đất Phương Nam đã mang đến sức hút tối đa, khiến khán giả mê mẩn không thể rời mắt. Bên cạnh Hùng Thuận (vai An) và Phùng Ngọc (vai Cò), Đất Phương Nam còn là “sân khấu” của nhiều nghệ sĩ ưu tú như Mai Thanh Dung (vai Tư Ù), Mạc Can (vai bác Ba Phi), Lê Bình (vai Tư Tại, cha Cò), giúp xây dựng nên một tổng thể câu chuyện đầy vững chãi.

Hùng Thuận (vai An) và Phùng Ngọc (vai Cò) trong Đất Phương Nam

Hùng Thuận (vai An) và Phùng Ngọc (vai Cò) trong Đất Phương Nam

Những diễn viên năm đó như Kiều Oanh, Kinh Quốc, Cát Phượng… đều đã trở thành những tên tuổi lớn trong làng điện ảnh, kịch nghệ của Việt Nam. Năm đó, họ được chọn không phải vì xinh đẹp lung linh, người hâm mộ hùng hậu mà bởi họ có khả năng diễn xuất, có thể phác họa nên cái thần của nhân vật. Chẳng cần kỹ xảo hoành tráng hay những lời nói sáo rỗng, hình tượng chú Võ Tòng cùng đôi mắt cương nghị, bộ râu xồm xoàm đã trở thành anh hùng trong lòng bọn trẻ, chuẩn mực của “anh hùng hảo hán” của người miền Nam.  

Vai diễn Tư Mắm của Cát Phượng trong Đất Phương Nam

Vai diễn Tư Mắm của Cát Phượng trong Đất Phương Nam

Những bài học sâu sắc cho đời sau

Bộ phim Đất Phương Nam chứa đựng những bài học sâu sắc về văn hóa và lịch sử Nam Bộ. Thực tế, bác Ba Phi là một nhân vật có thật, câu chuyện về gia đình của cô Út Trọng được dựa trên sự kiện lịch sử ở đồng Nọc Nạng. Nhờ đó, tình yêu quê hương đất nước, yêu con người Nam Bộ ngày càng được hun đúc trong trái tim của những thế hệ sau, được hâm nóng thông qua "ngọn lửa" mang tên Đất Phương Nam. 

Tình yêu quê hương đất nước, yêu con người Nam Bộ ngày càng được hun đúc trong trái tim của những thế hệ sau, được hâm nóng thông qua 'ngọn lửa' mang tên Đất Phương Nam

Tình yêu quê hương đất nước, yêu con người Nam Bộ ngày càng được hun đúc trong trái tim của những thế hệ sau, được hâm nóng thông qua "ngọn lửa" mang tên Đất Phương Nam

26 năm trôi qua, và dù là bao nhiêu năm nữa, những trái tim Việt Nam sẽ lại thổn thức mỗi khi nghe câu hát “Nhắn ai đi về, miền đất phương Nam”. Có thể nói, Đất Phương Nam là cả một bầu trời tuổi thơ, một ký ức đẹp đẽ mãi trường tồn với thời gian.

Bài khác