Vén màn góc khuất của Nghĩa vụ Quân sự Hàn Quốc qua siêu phẩm D.P.

Võ Thị Minh Hằng, 17:08 23/06/2023

Phim kể về An Jun Ho (Jung Hae In) lu một lính mới nhập ngũ vô tình được Park Beom Gu, chịu trách nhiệm D.P. (Deserter Pursuit), đội chuyên bắt lính đào ngũ trốn khỏi quân trại. cùng với người đồng đội hài hước Han Ho Yeol, hai người lên đường thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo chân nhận vật An Jun Ho, cuộc sống quân ngũ được bày ra cũng như những góc khuất đầy khắc nghiệt và từng mảnh đời của những binh lính đào ngũ.

Empty

Chỉ với 06 tập phim, D.P. chuyển tải một cách trực tiếp, mạnh mẽ và ấn tượng về thực trạng nhức nhối hiện nay của quân

ngũ Hàn Quốc. Lấy nội dung chính là thế nên phim xoay quanh cuộc sống trong quân đội: một cuộc sống không hề màu hồng. Bắt nạt, đánh đập, tra tấn, cấp dưới phải nghe lệnh cấp trên, là những thứ ta thấy được qua bộ phim này. Phim đi từ vui, buồn đến giận dữ, uất ức, rồi để lại trong long người xem sự bàng hoàng, tuyệt vọng và sự bất lực.

Tình trạng bắt nạt ở Hàn

Chắc mọi người đã quá quen thuộc với tình trạng bắt nạt học đường ở Hàn Quốc, thông qua các bộ phim ở các năm gần đây đã khai thác. Nhưng ít có phim nào khai thác về tình trạng bắt nạt trong quân ngũ. Nó không chỉ đơn giản là đánh vài cái hay tẩy chay, nó là đánh cho đến chảy máu bầm dập vẫn không thương tiếc, là quấy rối tình dục, là hành hạ, tra tấn, biến cuộc đời những con người vô tội thành địa ngục trần gian. Họ không có chỗ nào để trốn đi khi cuộc sống quân ngũ là ở chung 24/7. Và câu hỏi luôn ở trong đầu họ là: tôi đã làm gì sai chứ?

Empty

Tất cả nam giới Hàn phải nhập ngũ – công bằng hay không công bằng?

Dường như luật lệ này được đặt ra để không cho ai ngoại lệ, bất phân giàu nghèo. Nhưng đã là người có tiền, có quyền, thì họ vẫn có cách để lách luật. Trong phim vẫn xuất hiện những đứa con “chaebol”, nhờ giả bệnh, nhờ lấy quốc tịch nước ngoài, để trốn nhập ngũ. Trong khi đó, một gia đình chỉ có duy nhất đứa con trai sống chung với người bà đã lú lẫn, thì vẫn phải nhập ngũ, bỏ lại người bà bơ vơ không ai chăm sóc.

Outsiders – những người đứng nhìn

Nếu những nạn nhân căm thù những kẻ bắt nạt trong quân đội, thì họ còn thù cả những người đứng nhìn. “Anh đã chẳng làm gì lúc tôi bị bắt nạt và tra tấn…”. Ai cũng biết, nhưng chẳng ai làm gì. Kể cả cấp trên hay cấp dưới. Họ đều có lỗi.

Từ một con người hiền lành nhất, khi họ bị dồn ép đến mức cùng đường, họ cũng có thể tha hóa

Trong phim ta chứng kiến một con người hiền lành nhất (giấu tên để tránh spoil), nhưng trải qua những ngày tháng bị bắt nạt, đánh đập, tra tấn, rồi những kẻ bắt nạt cứ thế thản nhiên xuất ngũ, con người hiền lành đó uất ức đến tận cùng đã đưa ra những quyết định của chính họ. “Xuất ngũ là rũ bỏ hết.” Vậy còn những vết thương chưa lành này, vậy còn những kí ức kinh tởm đó, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Một câu xin lỗi chân thành cũng không có. Vì những kẻ bắt nạt nghĩ rằng, chúng “được phép” làm như thế.

Empty

“Nếu muốn thay đổi gì đó, thì ít ra phải thử làm gì đó chứ.”

Nhập ngũ để bảo vệ đất nước, không ngờ chính bản thân lại trở thành nạn nhân của nạn bắt nạt. Nghĩ đến việc bị bắt nạt đã đáng sợ, nhưng còn kinh khủng hơn khi phải chứng kiến người bạn của mình bị bắt nạt nhưng bản thân lại chẳng thể làm gì, mình còn ám ảnh mãi đoạn đối thoại giữa chị gái và An Jun Ho ở tập cuối:

  • Thằng bé thế nào, lúc nó ở trong quân đội ấy?
  • Anh ấy rất tốt.
  • Tốt như thế nào?
  • Anh ấy là một tấm gương gương mẫu, là một người rất trung thực và tốt bụng.
  • Vậy tại sao cậu lại chỉ đứng nhìn?
  • Dạ…
  • Một người trung thực và tốt bụng như vậy, lúc bị bắt nạt tại sao cậu lại chỉ đứng nhìn?”. Lúc ấy từng câu nói của chị gái như cứa vào tim không chỉ của Jun Ho mà còn cả người xem nữa. Thử đặt bản thân vào hoàn cảnh như anh, không biết bản thân có đứng ra đấu tranh giúp người bị bắt nạt không hay chỉ run rẩy trốn ở đâu đó và thầm nghĩ rằng “may quá, kẻ bị bắt nạt không phải là mình…”
Empty

Rồi khi người bị bắt nạt không thể chịu nỗi nữa mà vùng lên chống lại, lúc đó lại có vô số những kẻ không biết từ đâu chui ra lại ngăn cản, miệng thì cứ khăng khăng là đều muốn tốt cho mình mới làm vậy, như Joon Mok đã từng nói:

“Lúc tôi bị bắt nạt tại sao không thấy anh ngăn cản họ, đến lúc tôi đứng dậy đấu tranh cho chính bản thân mình thì anh lại muốn ngăn cản tôi sao?”

Liệu điều mà họ làm có đủ sức thay đổi thế giới mà những kẻ quyền hành, bắt nạt đang thống trị hay không? Nếu có thì nó tồn tại được trong bao lâu? 1 năm, 2 năm hay 5 năm…?

Họ cũng không chắc nữa, nhưng có một điều mà họ chắc chắn, nếu mà họ không làm gì thì thế giới vẫn sẽ cứ tồn tại những kẻ lộng quyền như vậy.

“Nếu muốn thay đổi gì đó thì ít ra phải làm thử gì đó chứ…” Câu thoại đáng suy ngẫm để lại trong lòng mỗi người xem phim.

Empty

Nguồn: Netflix Asia

Bài khác