Ký sinh trùng (Parasite) và đạo diễn Bong Joon Ho

Nguyễn Thị Băng Tâm, 10:27 20/06/2023

“Ký sinh trùng” – cái tên đánh dấu cột mốc vẻ vang trong nền điện ảnh Hàn Quốc và cả châu Á. Không nằm ngoài dự đoán của khán giả, “Parasite” trở thành bộ phim điện ảnh đầu tiên của Châu Á dành được giải Oscar vào năm 2020.

Nguồn: CJ ENM Vietnam

Ký sinh trùng (Parasite) liên tục "ẵm" về cho mình những giải thưởng danh giá bao gồm giải thưởng Cành cọ vàng trong liên hoan phim Cannes 2019 và thắng 4 trên 6 đề cử Oscar. Với một kịch bản chỉnh chu pha nét độc đáo riêng biệt, giải thưởng “ Đạo diễn xuất sắc nhất” gọi tên đạo diễn Bong Joon Ho.

Empty

“Ký sinh trùng” – cái tên đánh dấu cột mốc vẻ vang trong nền điện ảnh Hàn Quốc và cả châu Á. Không nằm ngoài dự đoán của khán giả, “Parasite” trở thành bộ phim điện ảnh đầu tiên của Châu Á dành được giải Oscar vào năm 2020. Tác phẩm điện ảnh liên tục “ ẵm” về cho mình những giải thưởng danh giá bao gồm giải thưởng Cành cọ vàng trong liên hoan phim Cannes 2019 và thắng 4 trên 6 đề cử Oscar. Với một kịch bản chỉnh chu pha nét độc đáo riêng biệt, giải thưởng “ Đạo diễn xuất sắc nhất” gọi tên đạo diễn Bong Joon Ho.

Giới thiệu về đạo diễn

Bong Joon Ho - 'quái kiệt' điện ảnh Hàn
Bong Joon Ho - 'quái kiệt' điện ảnh Hàn

Bong Joon Ho sinh ngày 14-9-1969, là đạo diễn điện ảnh và biên kịch phim nổi tiếng người Hàn Quốc. Ông được thừa hưởng niềm đam mê nghệ thuật từ các thành viên trong gia đình, khi có ông ngoại là nhà văn nổi tiếng của Hàn Quốc Park Tae Won, bố là nhà thiết kế đồ họa, anh trai là giáo sư văn học Anh đang giảng dạy tại Đại học Quốc gia Seoul và chị gái là nhà thiết kế thời trang.Bong Joon Ho tốt nghiệp trường Đại Học Yonsei tại Hàn Quốc với chuyên ngành xã hội học. Ông sớm bén duyên với điện ảnh sau khi học tập tại Học viện nghệ thuật điện ảnh Hàn Quốc. “ Phù thuỷ điện ảnh” là cái tên ưu ái mà người hâm mộ dành cho ông qua những tác phẩm điện ảnh đầy tính nhân văn, phong cách làm phim của ông được nhân xét là rất độc đáo chứa nhiều hàm ý nghệ thuật. Sau thành công của “Ký sinh trùng”, Bong Joon Ho đã trở thành đạo diễn người Hàn đầu tiên đạt giải thưởng Oscar.

Ngoài “Ký sinh trùng” ông còn được biết đến với các tác phẩm ấn tượng khác như: Hồi ức của kẻ sát nhân – Memories of Murder ( 2003 ),  Quái vật sông Hàn - The host ( 2006 ) , Mother ( 2019 ), Chuyến tàu băng giá – Snowpiercer ( 2013 ) , Okja (2017),… Phim của ông chủ yếu khai thác đề tài xã hội và châm biếm nó một cách vô cùng tinh tế. Nhiều người cho rằng, phim của ông lấy lòng khán giả bởi những cú “plot twist” để đời, những pha bẻ lái khiến người xem của ông đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Đạo diễn Quentin Tarentino đã có lời nhận xét về Bong Joon Ho rằng “Bong Joon-ho giống như Steven Spielberg của Hàn Quốc. Các phim của anh ấy có sự giải trí, hài hước riêng biệt dù cài cắm nhiều thông”

Phim review

Trong lần trở lại này, Bong Joon Ho mang đến cho khán giả một kịch bản hay ho khai thác các vấn đề của sự phân chia tầng lớp trong xã hội. “Ký sinh trùng” là bộ phim thuộc thể loại Dark Comedy được ông lên kịch bản từ năm 2015 , phim bắt đầu bấm máy cuối năm 2018 với sự chỉ đạo của đạo diễn điện ảnh Hong Kyung Pyo.Trải qua 77 ngày quay, bộ phim được ra mắt khán giả vào đầu năm 2019. Bối cảnh bộ phim xoay quanh gia đình ông Kim và gia đình ông Park kèm theo diễn biến tâm lý của họ. Hầu hết các phân cảnh trong phim được quay ở Seoul, Hàn Quốc. Bộ phim quy tựu dàn Cast gồm những diễn viên gạo cội và tiềm năng như  Song Kang Ho, Lee Sun Kyun, Cho Yeo Jeong ,Choi Woo Sik, Park So Dam,…

ki-sinh-trung-8

Ngay từ những ngày đầu ra mắt, bộ phim đã nhận được cơn mưa lời khen từ khán giả và săn đón từ truyền thông. Sau khi càn quét mọi phòng vé trên thế giới, “Ký sinh trùng” đạt doanh thu tổng cộng là 258.4 triệu USD trên toàn thế giới. Sau những chiến thắng vẻ vang ở đấu trường điện ảnh , Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In dành lời khen và nói trên trang web của Nhà Xanh “ Tôi tự hào về Bong Joon Ho và đoàn phim”. Giới phê bình nghệ thuật và truyền thông luôn dành cho ông và ekip cơn mưa lời khen họ khẳng định Bong Joon Ho là người đặt ra cột mốc đáng nhớ cho sự thành công của điện ảnh Hàn Quốc trong hơn 100 năm qua.

Bộ phim nói về sự xung đột giai cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội. Cụ thể là câu chuyện về hai gia đình đại diện cho 2 tầng lớp đối lập nhau trong xã hội. Gia đình của ông Kim Ki Tae là điển hình cho tầng lớp thấp trong xã hội Hàn Quốc , luôn tìm cách thoát khỏi cái đói nghèo. Trái ngược với gia đình ông Kim thì gia đình của ông Park lại đại diện cho tầng lớp có địa vị cao trong xã hội, giàu có. Cho tới một ngày , các thành viên trong gia đình ông Kim lần lượt tìm cách và lọt vào nhà ông Park với những vỏ bọc diễn xuất đỉnh cao của mình. Và từ đó các sự kiện liên tiếp diễn ra , đưa khán giả từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ta cũng có thể dễ dàng nhận ra ngụ ý sâu xa của đạo diễn qua cái tên phim “Ký sinh trùng”. Đạo diễn ví von gia đình của ông Kim như những ký sinh khi  tìm đủ mọi cách lợi dụng sống trong ngôi nhà rộng lớn xa hoa của gia đình ông Park. “Vật chủ” là gia đình ông Park cũng không thể sống được nếu không có những người nghèo. Ngoài ra, Bong Joon Ho phê phán chế độ tư bản và các vấn đề liên quan khác thông qua ngôn ngữ điện ảnh riêng của mình một cách tinh tế và thông minh.

Empty

Sau khi trailer của bộ phim được tung ra, khán giả không khỏi tò mò với nét diễn xuất vô cùng chuyên nghiệp của các diễn viên. Bong Joon Ho đã thành công trong việc xây dựng hình tượng cho các nhân vật trong Parasite, mỗi nhân vật đều có cá tính nổi bật riêng và đại diện tiêu biểu trong xã hội. Kịch bản của phim cũng được xây dựng một cách thông minh khi các nhóm nhân vật trong Parasite đều có “đất diễn”.

Empty

Xuyên suốt cả bộ phim là những phân cảnh đầy tính ẩn dụ, từng frame hình được đạo diễn chăm chút kỹ càng. Ký sinh trùng là bộ phim đề cao giá trị thẩm mỹ thể hiện qua từng góc máy, bối cảnh được set up kỹ càng bởi đội ngũ thiết kế. Một tác phẩm điện ảnh thành công khi kết hợp khéo léo các giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật và các giá trị thẩm mỹ, Parasite đã làm được điều đó. Chủ đề về sự phân hoá gia cấp không hẳn là một chủ đề xa lạ , đây là chủ đề được các nhà làm phim khai thác từ lâu. Nhưng với bộ phim này lại là một màu sắc khác biệt, bộ phim mang đến những tiếng cười cho khán giả nhưng dư vị đau buồn của nó lại khiến con ta suy ngẫm.

Qua 132 phút của bộ phim này, ta thấy được nỗi đau của cái nghèo được phác hoạ vô cùng chân thực , chân thực đến nỗi khiến ta tê tái.“Bần cùng sinh đạo tặc” quả không sai, khi con người bị dồn vào ngõ cụt thì họ buộc phải làm mọi thứ để tiếp tục tồn tại trong xã hội lạnh nhạt. Ngoài mặt hình ảnh thì lời thoại trong phim cũng được đạo diễn chăm chút, câu nói của bà vợ ông Kim được cho là câu thoại đắt giá nhất trong phim "Không phải họ giàu mà tốt, mà họ tốt vì họ giàu" câu thoại khiến tất cả chúng ta phải lặng người suy nghĩ sau đó.

Empty

Sự tinh tế của Bong Joon Ho được thể hiện khi ông khéo léo kết hợp các góc máy phù hợp với các phân cảnh, những cú close up cận mặt để thấy được tâm lý nhân vật. Tỷ lệ khung hình 2.35 được ông chọn để quay được nhiều nhân vật và diễn biến tâm lý của họ trong 1 frame hình. Những thước phim montage liên tiếp nhau kết hợp cùng âm thanh là tiếng violen nhịp nhanh dần giúp đẩy phim lên cao trào. Hơn cả thế, sự khéo léo của ông còn thể hiện ở các phép ẩn dụ mà ông trải đều ở cả bộ phim như cách ông sử dụng hòn đá làm vật dẫn truyện hay các hình ảnh cầu thang ẩn dụ cho vị trí và địa vị khác nhau của các tầng lớp trong xã hội hiện đại. Nhiều nhà phê bình phim còn cho rằng ông còn đang phê phán các vấn đề về biến đổi khí hậu ở mức độ nào đó.

Empty

"The idea for Parasite has existed since 2015, and the final script was written in three and a half months."- Ông chia sẻ tại Liên hoan phim Munich. 

Dịch: Tại Liên hoan phim Munich, Bong Joon Ho nói rằng ý tưởng về Parasite đã có từ năm 2015, và kịch bản cuối cùng được viết trong ba tháng rưỡi.

Quả là bộ phim có rất nhiều giá trị đẹp với kịch bản được viết vỏn vẹn trong 3 tháng rưỡi. Sự thành công của bộ phim rất xứng đáng với tất cả nỗ lực của cả đoàn phim.“Ký sinh trùng” là bộ phim có thể mang lại tiếng cười giòn cho khán giả, đôi khi là một chút rợn người. Ranh giới giữa giàu và nghèo, những bi kịch từ cái nghèo và cả cái tôi cá nhân của đạo diễn thể hiện vô cùng sâu sắc qua từng phút của phim. Nhưng hơn cả thế những giá trị mà nó mang lại là vô giá, mọi vẻ đẹp của môn nghệ thuật thứ 7 đều có trong bộ phim này.

Bài khác