Cô Ba Sài Gòn: Bộ phim xuyên không khiến người xem hiểu rõ hơn về tà áo dài truyền thống
Thông tin phim Cô Ba Sài Gòn
- Tên phim: Cô Ba Sài Gòn
- Đạo diễn: Trần Bửu Lộc, Kay Nguyễn
- Nhà sản xuất: Ngô Thanh Vân, Thủy Nguyễn
- Biên kịch: Kay Nguyễn
- Diễn viên: Ninh Dương Lan Ngọc, NSND Hồng Vân, Diễm My, Ngô Thanh Vân, Diễm My 9x, S.T Sơn Thạch, Oanh Kiều
- Độ dài: 100 phút
- Tình trạng: Hoàn tất
- Ngày khởi chiếu: 10/11/2017
Nguồn: Galaxy Cinema (Official)
Tình tiết xuyên không khiến khán giả “mới lạ”
Gần như 95% khán giả đều tưởng rằng bản thân sẽ được xem một cuộn phim (nói theo cách truyền thông của Cô Ba Sài Gòn) về Sài Gòn thập niên 60 với những tà áo dài bay rợp phố, hình ảnh những cô gái búi tóc sang trọng, kẻ mắt đậm cùng với hàng nghìn những thứ khác hay ho về một quãng ký ức đẹp đẽ của hòn ngọc viễn đông thông qua hình ảnh, đoạn phim đã được công bố. Thế nhưng, trên thực chất thì thời lượng của bối cảnh Sài Gòn năm 1969 ở trên phim Cô Ba Sài Gòn chỉ chiếm khoảng 30%.
Chi tiết, Như Ý (Ninh Dương Lan Ngọc) là con gái rượu của Thanh Mai (Ngô Thanh Vân) - đây là chủ nhà may Thanh Nữ được mệnh danh là Cô Ba Sài Gòn bởi vì phong cách thời trang thanh lịch. Như Ý nổi tiếng khắp Sài Gòn vào năm 1969 giống như những ngôi sao hạng A thời nay, vậy nhưng cô chỉ đặc biệt thích Âu phục dù là truyền thống của gia đình là may áo dài. Dù cho người mẹ nghiêm khắc, khó tính bắt buộc cô phải đi học cách may cho được chiếc áo dài nhưng Như Ý luôn tìm cách thoái thác và viện lý do để mình được may những bộ âu phục mà bản thân thiết kế. Dĩ nhiên là Thanh Mai không đồng , vì Như Ý là truyền nhân tiếp theo của nhà may Thanh Nữ. Và Thanh Nữ chỉ may áo dài suốt bao đời nay, nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn. Xung đột cứ thế diễn ra cho đến một ngày kia, khi mà Như ý đã vô tình mặc chiếc áo gia truyền của nhà Thanh Nữ và bất ngờ đã xuyên không đến năm 2017.
Cô Ba Sài Gòn chính là bộ phim xuyên không - Như Ý ở trong hiện đại thú vị và nhiều thứ hay ho. Điều này đã khiến cho bộ phim trở nên hấp dẫn theo một cách nguyên bản: Kịch bản tốt, diễn viên tốt và tổng thể tốt.
Kịch bản của bộ phim Cô Ba Sài Gòn được xây dựng theo truyền thống chắc chắn - điều này đã khiến cho bộ phim không hề bị gãy. Ý tưởng nhân vật đối diện với tương lai của chính mình, khinh thường nó rồi phấn đấu để có thể vượt qua nó nhưng trên thực chất là để cho bản thân có thể trưởng thành và truyền tải tròn trịa, nhiều cảm xúc qua diễn xuất của Lan Ngọc - NSND Hồng Vân. Bộ phim này đã đặt ra được vấn đề ngay từ đầu và đã bám theo đó để giải quyết vấn đề, đặt Như Ý làm trung tâm, mọi chuyện xoay quanh cô ấy cùng quá trình thay đổi. Kể cả chuyện tình cảm của Như Ý với Tuấn (ST Sơn Thạch) trong phim cũng đã được giản lược và đó là quyết định hoàn toàn sáng suốt.
Cô Ba Sài Gòn - đây là một bộ phim biết mình muốn thể hiện gì, kể câu chuyện gì dù nó chỉ là câu chuyện cũ luôn hấp dẫn hơn những bộ phim thích thể hiện những điều to tát nhưng càng đi lại càng lạc. Cô Ba Sài Gòn thuộc dạng thứ nhất, tuy nhiên giá trị của câu chuyện mang đến lại không hề nhỏ, xem như củng cố thêm sự thành công.
Cô Ba Sài Gòn đánh dấu cột mốc mới cho điện ảnh Việt
Nếu nghe thì có vẻ lớn lao, tuy nhiên Cô Ba Sài Gòn không chỉ mang đến cảm giác phấn khởi, sảng khoái sau khi xem mà còn đặt ra được dấu mốc mới cho điện ảnh Việt. Như biên kịch chính và cũng là đồng đạo diễn, Kay Nguyễn chia sẻ rằng Cô Ba Sài Gòn thuộc thể loại "coming of age" (tạm dịch: phim nói về sự trưởng thành của một nhân vật) chứ nó không phải là rom-com (hài lãng mạn) hay như một bộ phim tài liệu về áo dài. Thể loại này chẳng xa lạ với điện ảnh thế giới nhưng nó lại mới với so với điện ảnh Việt Nam.
Bộ phim nói về nghề may áo dài, về giá trị của chiếc áo dài truyền thống, tuy nhiên đó chỉ là chất liệu để kể về câu chuyện trưởng thành của nhân vật Như Ý.
Còn cột mốc thứ 2 mà Cô Ba Sài Gòn đã làm được đó chính là những kiến thức nhất định về nghề nghiệp được truyền đạt ở trong phim. Cụ thể là ở Cô Ba Sài Gòn có một núi kiến thức thời trang cùng những gì tinh hoa nhất của chiếc áo dài.
Lâu nay, điện ảnh Việt luôn thiếu những bộ phim mang đặc thù của nghề nghiệp trong khi nước mình có rất nhiều thứ hay ho. Cụ thể, Mùi ngò gai ca ngợi phở nhưng cách nấu phở không được nhắc đến một lần. Gọi giấc mơ về đưa vào nghề nước mắm truyền thống nhưng cũng chỉ là kiểu cho có vì phim vẫn chỉ xoay quanh chuyện yêu đương,... Dần dần thì người Việt chẳng có được khái niệm về một bộ phim Việt sẽ nói về một ngành nghề hay đặc sản nào đó nữa.
Tuy nhiên, Cô Ba Sài Gòn đã làm được điều mà giới mộ điệu luôn canh cánh kia. Bộ phim nói về những giá trị truyền thống của áo dài nhưng lại không nói suông mà dùng chi tiết để chứng minh. Đó là sự chối bỏ áo dài của Như Ý bởi vì cô cho rằng nó không còn gì để sáng tạo cho đến khi cô nhận ra được tầm quan trọng cũng như niềm đam mê đến từ sự sáng tạo của bản thân như một bài toán chứng minh bằng sự bản biện đầy thuyết phục. Bên cạnh đó thì kiến thức về sự phát triển cũng như thay đổi của ngành thời trang thế giới cùng với một số thương hiệu nổi tiếng toàn cầu cũng được đưa vào phim rất nhiều. Có thể khán giả chẳng sẽ nhớ hết, thậm chí không hết nhưng những thứ quan trọng vẫn có thể nhớ được. Đó chính là thành công của Cô Ba Sài Gòn, khi nó khiến cho người ta nhận được kiến thức không phải qua hình thức xem phim tài liệu.